Việt Nam tụt bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh

(BKTO) - Theo báo cáo Doing Business 2019 - Môi trường Kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố mới đây, môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 69/190 nền kinh tế với 68,36/100 điểm. Mặc dù 1 tụt hạng so với năm trước, song báo cáo Doing Business 2019 vẫn đánh giá Việt Nam là nền kinh tế có nhiều cải cách.



Theo kết quả Doing Business 2018, môi trường kinh doanh của Việt Nam ở vị trí thứ 68 trong 190 nền kinh tế được khảo sát, với số điểm 66,77/100. Việt Nam cùng với Indonesia, Philippines được đánh giá là những nền kinh tế có nhiều cải cách về môi trường kinh doanh khi có 5 tiêu chí đánh giá đều xếp hạng tốt.

Sang năm nay, báo cáo Doing Business 2019 cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã giảm 1 bậc, nhưng sự giảm bậc này không phải do các chỉ số không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện tốt hơn Việt Nam.

Trong 10 chỉ số đánh giá của WB, Việt Nam có 6 chỉ số tăng điểm; trong đó: chỉ số tiếp cận điện năng được đánh giá cải thiện mạnh mẽ nhất, xếp hạng 27/190, đạt 87,94 điểm, tăng 9,25 điểm so với năm trước. Chỉ số khởi sự DN đạt 84,82 điểm, tăng 2,8 điểm so với năm trước, việc thành lập DN đã dễ dàng hơn thông qua hình thức đăng ký trực tuyến và giảm chi phí đăng ký kinh doanh. Chỉ số nộp thuế đạt 62,87 điểm, tăng 1,75 điểm so với báo cáo trước. WB đánh giá việc nộp thuế đã dễ dàng hơn khi cơ quan thuế không còn đòi hỏi người nộp thuế phải nộp bản cứng tờ khai thuế GTGT và cho phép thanh toán chung thuế môn bài và thuế GTGT.

Báo cáo cũng chỉ rõ, Việt Nam có 3 chỉ số giữ nguyên điểm so với báo cáo trước, đó là: tiếp cận tín dụng; giao dịch thương mại qua biên giới; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Chỉ số còn lại là xử lý khi mất khả năng thanh toán tụt 1 hạng (giảm 0,23 điểm) so với báo cáo trước.
         
WB xếp hạng môi trường kinh doanh dựa trên 10 tiêu chí: thành lập DN; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
N.LY
Cùng chuyên mục
  • Cơ hội lớn để phát triển của các thương hiệu thực phẩm- đồ uống tại Việt Nam
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành thực phẩm- đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng trong khu vực, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế khi vừa phục vụ cho nhu cầu trong nước, vừa đóng góp cho xuất khẩu.
  • Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ nâng gấp đôi công suất sản xuất sợi DTY
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 01/11, tại Hải Phòng, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) và các đối tác đã thực hiện nâng công suất sản xuất sợi DTY lên khoảng 400 tấn sợi/tháng.
  • Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam thăng hạng vượt bậc
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, đạt mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay với 87,94 điểm - đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế - tăng tới 37 bậc so với xếp hạng năm 2017.
  • Bán đấu giá cổ phần của Vinaconex do SCIC nắm giữ
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 22/11 tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ bán 254.901.153 cổ phần (chiếm 57,71% vốn điều lệ) của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo hình thức đấu giá cả lô.
  • Kết quả kinh doanh quý III: Bức tranh nhiều màu sáng
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thị trường chứng khoán bước vào tuần cuối của tháng 10 với dày đặc thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) của các DN niêm yết. Hiện các chỉ số đang trong nhịp điều chỉnh giảm do tác động từ bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới, cho nên thông tin KQKD dường như không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nhìn xu hướng dài hơn, KQKD là một thông tin quan trọng, giống như một trụ đỡ của thị trường giúp định hình lại dòng tiền, bình ổn lại tâm lý và xác định chiến lược hành động cho từng nhà đầu tư.
Việt Nam tụt bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh