Triển vọng tăng trưởng của ngành thực phẩm, đồ uống

(BKTO) - Thực tế cho thấy, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống có quan hệ tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phục hồi của đà tăng trưởng kinh tế thì sức cầu đối với sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống cũng ngày càng tăng lên, giúp ngành này có thể duy trì mức tăng trưởng hai con số.




Hiện nay, người tiêu dùng có vô vàn lựa chọn các sản phẩm trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống. Ảnh: TS
Thị trường thực phẩm, đồ uống đầy hấp dẫn

Tính chung trong giai đoạn 2014-2016, tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 6,29%/năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình 5,52%/năm giai đoạn 2012-2014. Mặc dù năm 2016 tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra là mức 6,7%, tuy nhiên mức tăng trưởng 6,21% vẫn được ghi nhận là thành công khi nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng hạn hán, lũ lụt và sự cố môi trường biển tại miền Trung. Tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngành thực phẩm và đồ uống khi ngành này chiếm khoảng 15% tổng GDP và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Số liệu nghiên cứu thị trường của Nielsen Việt Nam cho thấy có sự phục hồi đà tăng trưởng ở mảng thực phẩm (4,7%). Năm 2016, quy mô thị trường thực phẩm và đồ uống của Việt Nam được đánh giá vào khoảng 30 tỷ USD.

Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người cũng làm tăng tính hấp dẫn của việc tham gia thị trường thực phẩm và đồ uống. Tăng trưởng kinh tế kéo thu nhập bình quân đầu người năm 2016 lên mức 2.200 USD/người/năm, dẫn đến chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam cho lương thực, thực phẩm và đồ uống ngày càng tăng cao.

Bên cạnh các DN lớn trong nước như: Vinamilk, TH true milk, IDP, Masan, Cô gái Hà Lan, Nutifood, Habeco, Sabeco, Tribeco, URC, Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Tân Hiệp Phát cùng với các công ty nước ngoài như Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Nestlé, San Miguel thì cũng xuất hiện thêm nhiều tập đoàn mạnh tham gia vào ngành hàng này như: Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai hay Vingroup. Cùng với xu hướng đẩy nhanh quá trình niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán của các DNNN ngành thực phẩm, đồ uống trong nước, sự gia nhập thị trường của các tập đoàn lớn trên thế giới sẽ tạo động lực phát triển mạnh cho ngành trong những năm tới.

Tăng trưởng kinh tế ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ và tầng lớp trung lưu mở rộng, khách du lịch tăng lên… giúp ngành thực phẩm và đồ uống có cơ sở đạt tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2017 và duy trì mức tăng trưởng này đến năm 2019. Theo dự báo của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research thì ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hằng năm cho giai đoạn 2017-2019 là 10,9%.

Bài toán giữ vững thị phần của DN Việt

Một số DN lớn đã xây dựng được hệ thống nhà máy sản xuất trải dài khắp cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng năng suất, giảm giá thành thông qua việc đạt hiệu suất theo quy mô. Điều này đã giúp các DN lớn ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam cạnh tranh được với hàng hóa đến từ: Trung Quốc hay Thái Lan trong thời gian qua.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, số lượng DN có quy mô vốn lớn vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Vinamilk, Masan, Sabeco hay Vinacafe. Năng lực tài chính hạn chế là điểm yếu của nhiều DN thực phẩm, đồ uống trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì đây là nguyên nhân làm gia tăng chi phí sản xuất do chưa tạo lập được năng suất tăng theo quy mô. Ngoài ra, trình độ quản trị, công nghệ của các DN thực phẩm, đồ uống trong nước nhìn chung vẫn thua kém so với các thương hiệu mạnh của nước ngoài. Trong khi đó, tâm lý “chuộng đồ ngoại” của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã làm gia tăng sự hiện diện của ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế trên thị trường nội địa. Nếu không đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực quảng bá thương hiệu thì các DN trong nước sẽ đánh mất thị phần ngay trên chính sân nhà.

Xin dẫn ra một ví dụ, trong năm 2015, Sabeco đã đạt sản lượng 1,38 tỷ lít bia, nhưng năm 2016 thì gần như không có tăng trưởng. Tuy nhiên, Heineken đã lần đầu tiên vượt qua Sabeco để vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng trong ngành bia. Một minh chứng khác cũng cần phải nhắc đến, đó là kể từ năm 2015 thuế suất Thuế Nhập khẩu đối với mặt hàng bánh kẹo giảm xuống còn 0% khiến thị trường bánh kẹo trong nước phải đối mặt với sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia trong khu vực như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

Các sản phẩm nhập khẩu rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Chưa bao giờ thách thức trong việc giữ vững thị phần trên thị trường nội địa đặt ra đối với DN sản xuất bánh kẹo trong nước lại nặng nề như hiện nay…

Trước tiến trình hội nhập sâu rộng, nền kinh tế duy trì tăng trưởng ổn định, phong cách tiêu dùng hiện đại và nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong nước đa dạng, phong phú, cơ hội dành cho những DN thực phẩm và đồ uống là rất lớn. Tuy nhiên, để giữ vững thị phần, khẳng định vị thế trên thị trường, DN cần phải tập trung khắc phục những điểm yếu hiện tại, phát huy những thế mạnh sẵn có để có thể làm chủ những biến động trên thị trường trong thời gian tới.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện hành lang pháp lý  cho phát triển nông nghiệp hữu cơ
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Phát triển nông nghiệp hữu cơ là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành lang pháp lý để phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa hoàn thiện đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện tại địa phương. Trước thực tế đó, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
  • Áp lực cạnh tranh gay gắt  trên thị trường BĐS
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo nhận định của Tập đoàn Jones Lang LaSalle Việt Nam thì khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, cụ thể các nền kinh tế trong khối ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5%/năm so với tốc độ tăng trưởng của toàn cầu là 3,5%/năm. Với mức tăng trưởng 6,3% năm 2016, Việt Nam là một thị trường đầu tư BĐS (BĐS) đầy tiềm năng.
  • Cần tăng tính minh bạch  trong ngành khai khoáng
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, đóng góp lớn cho ngân sách, tuy nhiên, công nghiệp khai khoáng của Việt Nam lại đang đối mặt với không ít thách thức cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó là mức độ minh bạch, đặc biệt trong cấp phép và quản lý thu thuế phí.
  • Tạo cơ chế mới thúc đẩy  cổ phần hóa DNNN
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa (CPH) được 508 DN với tổng giá trị thực tế của các DN là 760,7 nghìn tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 188,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chưa được như kỳ vọng, một phần cũng bởi các quy định về CPH DNNN vẫn còn bất cập.
  • Xếp hạng doanh nghiệp  ngành xây dựng uy tín
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Những DN uy tín nhất ngành xây dựng đã được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) nghiên cứu, xếp hạng và công bố thành danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản (BĐS), Top 5 DN tư vấn và môi giới BĐS, Top 10 nhà thầu xây dựng và Top 10 DN vật liệu xây dựng uy tín năm 2017.
Triển vọng tăng trưởng của ngành thực phẩm, đồ uống