Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của TP. HCM trong giai đoạn mới

(BKTO)- Đánh giá lại một cách có hệ thống, khoa học cho xuất khẩu của TP. HCM và sự gắn kết xuất khẩu của Thành phố với các vùng lân cận, từ đó định vị nhóm ngành, sản phẩm chủ lực cần quan tâm hỗ trợ phát triển trong thời gian tới… là việc làm cấp thiết.



                
   

Quang cảnh Hội nghị chuyên đề về tình hình đầu tư và xuất khẩu TP. HCM -Nguồn: Chinhphu.vn

   

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về tình hình đầu tư vàxuất khẩu TP. HCM, diễn ra ngày 17/10, nhằm đánh giá thực trạng hoạt độngxuất khẩu và đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩyxuất khẩu của Thành phố trong giai đoạn mới.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP. HCM, năm 2018, kim ngạchxuất khẩu của Thành phố là trên 38 tỷ USD. 9 tháng 2019 ước đạt 30,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện TP. HCM có nhiều mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. Dự kiến, năm 2019 kim ngạchxuất khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử ước đạt 10 tỷ USD, dệt may 4,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ khoảng 1,6 tỷ USD và nhiều mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu trên 500 triệu USD/năm như gạo, thủy hải sản, hàng rau quả, phương tiện vận tải và phụ tùng…

Trong các thị trườngxuất khẩu của doanh nghiệp TP. HCM, thì Trung Quốc và Mỹ vẫn là 2 thị trườngxuất khẩu lớn nhất. Kế đến là Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Ấn Độ... Ngược lại,xuất khẩu sang EU chiếm tỉ trọng thấp, chưa xứng với tiềm năng.

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. HCM, hoạt độngxuất khẩu của Thành phố đã đến ngưỡng giới hạn, sẽ khó tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong thời gian tới nếu không có giải pháp chiến lược, đột phá. Kim ngạchxuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu lớn như sản phẩm điện, điện tử, dệt may, giày dép chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, xuất khẩu.

Theo TS. Đinh Công Khải- Viện trưởng Viện chính sách công (Trường Đại học Kinh tế TP. HCM), gần đâyxuất khẩu của TP. HCM đã và đang mất dần lợi thế cạnh tranh, khả năng đa dạng hóa sản phẩmxuất khẩu và đa dạng hóa thị trường thấp. Xuất khẩu vẫn theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng và chạy theo thị trường, thiếu định hướng chiến lược phát triểnxuất khẩu theo lợi thế so sánh của Thành phố. Biểu hiện rõ nét nhất là tốc độ tăng trưởngxuất khẩu có xu hướng giảm so với cả nước và các địa phương khác, dẫn đến tỉ trọng kim ngạchxuất khẩu so với cả nước ngày càng giảm.

TS. Đinh Công Khải phân tích, trong 1.014 sản phẩm mà TP. HCM xuất khẩu, có 186 sản phẩm có lợi thế so sánh bộc lộ (RCA), chiếm tới 90% kim ngạchxuất khẩu của Thành phố. Nhưng hầu hết các nhóm ngành, sản phẩmxuất khẩu của TP. HCM đang mất dần lợi thế so sánh bộc lộ (108/186 sản phẩm có RCA giảm).

Chính vì vậy, việc nhận dạng lại bức tranh chung vềxuất khẩu của TP. HCM, trong đó đánh giá lại một cách có hệ thống và khoa học nền tảng choxuất khẩu của TP. HCM và sự gắn kết củaxuất khẩu của TP. HCM với các vùng lân cận, từ đó định vị nhóm ngành, sản phẩm chủ lực mà Thành phố cần quan tâm hỗ trợ phát triển trong thời gian tới là rất cấp thiết.

Ở góc độ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) kiến nghị, để nâng cao năng lực và giá trị xuất khẩu, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, chỉ còn giải pháp là Thành phố chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàngxuất khẩu sang lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao vàxuất khẩu dịch vụ. Mặt khác, triển khai các giải pháp tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; khuyến khích doanh nghiệp các tỉnh, thành phố bạn giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu qua các cảng của Thành phố.

Theo HUBA, những ngành hàng hiện đang chiếm ưu thếxuất khẩu như dệt may, da giày, chế biến gỗ… vẫn chưa khắc phục được nhược điểm về thâm dụng lao động, năng suất phụ thuộc nhiều vào thiết bị lạc hậu.

Do đó, trong thời gian tới, các doanh nghiệp phải đầu tư vào thiết kế thời trang, xây dựng thương hiệu, chuyển dịch theo hướng sản xuất bằng công nghệ cao. Mặt khác cần trọng tâm vào số ngành có giá trị gia tăng cao, phù hợp điều kiện Thành phố như phần mềm tin học, dịch vụ tài chính, du lịch y tế (phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa…) có khả năng phát triển trong thời gian khá dài và nâng kim ngạch xuất khẩu.

Ông Nguyễn Ngọc Hoà- Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục duy trì và hỗ trợ các sản phẩm chủ lực, tiêu biểu có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và đóng góp ngân sách lớn, đồng thời nâng cấp công nghiệp và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàngxuất khẩu này; nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngànhxuất khẩu tiêu biểu như sản phẩm hàng hoá, phần mềm và nội dung số, du lịch…

Về định hướngxuất khẩu của TP. HCM đến năm 2030, ông Nguyễn Ngọc Hoà cho biết, quan điểm chiến lược của Thành phố là lấy chất lượng tăng trưởng làm nền tảng, chuyển dịch cơ cấuxuất khẩu theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợxuất khẩu vàxuất khẩu dịch vụ, hàng hoá vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số). Cân đối hài hoà giữa mục tiêu dài hạn là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, để hỗ trợ các doanh nghiệp XK phát triển, TP. HCM cần nâng cao các dịch vụ nền tảng về công nghệ; các dịch vụ tài chính, xúc tiến thương mại và logistics. Đồng thời phát huy nguồn nhân lực và tận dụng tốt nhất các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để hỗ trợ xuất khẩu.

Dự ướcxuất khẩu của TP. HCM giai đoạn 2021-2030 sẽ tăng bình quân 7%/năm, trong đó các FTA góp phần tăngxuất khẩu khoảng từ 2-3%/năm.

ĐÔNG SƠN (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Xây dựng Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khắc phục bất cập của chính sách làm thêm giờ
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Có thể thấy rằng, chủ trương tăng thu nhập giảm giờ làm là mong muốn của cả loài người. Nhiều nước giàu trên thế giới cũng đang áp dụng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang còn là nước nghèo. Tạp chí Tài chính Thế giới (Global Finance) đã công bố bảng xếp hạng các nước giàu nhất thế giới năm 2019, theo đó Việt Nam xếp thứ 128 trong 192 nước. Vì vậy, mỗi người Việt Nam cần phải tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất để đất nước từng bước trở thành một nước giàu. Lúc đó, ai cũng sẽ mong muốn giảm giờ làm!
  • Ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý nước đóng chai, đóng bình
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) vừa có công văn hoả tốc gửi Cục Quản lý thị trường Hà Nội về việc ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng nước đóng chai, đóng bình trước thông tin nguồn nước trên địa bàn Hà Nội có mùi khét, người dân phải mua nước bình về sử dụng.
  • Từ CPTTP tới EVFTA:  Cơ hội cho nông sản Việt  vươn ra thế giới
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) được đánh giá sẽ mở ra cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế từ các hiệp định, ngành nông nghiệp cần tháo gỡ nhiều rào cản cho nông dân và DN.
  • Doanh nghiệp Việt từng bước trưởng thành, ghi dấu ấn
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhìn lại 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam và hơn 3 thập kỷ đổi mới, cũng như tròn 74 năm Bác Hồ gửi thư cho giới công thương, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - bình luận, lứa doanh nhân đầu tiên của thời kỳ đổi mới dám nghĩ, dám làm, dám xông pha đã hoàn thành sứ mệnh góp phần đưa đất nước thoát nghèo. Giờ đây, trọng trách đưa đất nước vượt bẫy thu nhập trung bình và trở nên hùng cường thuộc về lứa doanh nhân khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo.
  • Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của TP. HCM trong giai đoạn mới