Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển

(BKTO) - “Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Thụy Điển thông qua thúc đẩy quan hệ giữa các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Thụy Điển có thế mạnh” - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hoberg nhấn mạnh.



Thông điệp này được Đại sứ Pereric Hoberg chia sẻ tại Hội thảo “Giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu suất nhà máy xi măng tại Việt Nam” tổ chức sáng 11/5, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu suất dây chuyền thiết bị nhà máy xi măng thêm 10-15%. Ảnh:PhúcKhang
Hội thảo có sự tham dự của hơn 50 đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ Công Thương, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Viện công nghệ Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng của Việt Nam và Thụy Điển.

Đề cập đến lĩnh vực sản xuất xi măng, Đại sứ Thụy Điển Pereric Hoberg khẳng định: Với kinh nghiệm hàng trăm năm, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật, công nghệ sản xuất xi măng của Thụy Điển với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại Hội thảo, hơn 30 doanh nghiệp xi măng của Việt Nam đã đượcTập đoàn Hoganas Bjuf giới thiệu sản phẩm vật liệu chịu lửa của hãng cũng như những phương án thiết kế lắp đặt như lắp đặt giúp kéo dài thời gian vận hành lò, giảm nhiệt độ vỏ lò. Các giải pháp của Hoganas Bjuf đã giúp nâng cao lợi nhuận cho các nhà máy xi măng tại 70 quốc gia trên thế giới. Công ty LNVT ( thuộc Tập đoàn Sonima) cũng đưa ra những giải pháp nâng cấp máy nghiền đứng, cải tạo nâng cấp hệ thống phân ly. LNVT đã cải tiến thành công, nâng công suất cho gần 800 hệ thống nghiền than, nghiền liệu tăng từ 10 - 15% công suất tại hơn 60 quốc gia.

Những giải pháp này cũng góp phần tăng cường tính cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam nhằm gia tăng năng suất, cắt giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra, góp phần vào chiến lược phát triển ngành công nghiệp xi măng xanh và bền vững.
         
Theo các chuyên gia, Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 sẽ lên tới 93-95 triệu tấn; đến năm 2030 sẽ tăng lên 113-115 triệu tấn. Do đó, việc tập trung cải tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các nhà máy xi măng tại Việt Nam là vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất 4 tháng 2018
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa cho biết, tổng doanh thu toàn Tập đoàn 4 tháng đầu năm 2018 đạt 177,1 nghìn tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch 4 tháng và bằng 30% kế hoạch năm. Theo đó, nộp NSNN toàn Tập đoàn đạt 31,5 nghìn tỷ đồng, vượt 28% so với kế hoạch 4 tháng và bằng 42% kế hoạch năm.
  • Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2018 được công bố sáng 8/5, tại Hà Nội, đã nêu viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2018 với 2 kịch bản. Với kịch bản thuận lợi, tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng đạt 6,83%, mức lạm phát cả năm ở mức 4,21%; kịch bản bất lợi hơn thì tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,49% và lạm phát ở mức 3,86%.
  • PVN nỗ lực tái cơ cấu toàn diện
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Giữ vị thế quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đóng góp lớn cho NSNN và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang nỗ lực tái cơ cấu theo hướng minh bạch, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
  • Báo động tình trạng sử dụng phần mềm không có bản quyền
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT), nhận thức của cộng đồng DN về quyền và nghĩa vụ liên quan đến SHTT ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hành vi vi phạm quyền SHTT, quyền tác giả, trong đó vi phạm về bản quyền phần mềm vẫn chưa được các DN nhận thức đầy đủ.
  • Điều kiện kinh doanh vẫn "trói chân" doanh nghiệp nông nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá 50% điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này là cần thiết bởi thực tế cho thấy, những giấy phép con quy định trong các thông tư hướng dẫn vẫn đang "trói chân" DN.
Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển