Thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(BKTO) - Ngày 16/6, Diễn đàn Doanhnghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 với chủ đề “Tăng cường liên kết khu vực đầu tưnước ngoài và đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới” đãdiễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 đại biểu.




Quang cảnh Diễnđàn

Theo chương trình của Diễn đàn, các đại biểu đã có 4 phiên thảo luận, tập trung vào các nội dung: thu hút đầu tư khu vực tư nhân trước tác động của các chính sách toàn cầu; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, kiến nghị của các cộng đồng DN nước ngoài tại Việt Nam; phản hồi của Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan trước kiến nghị của các DN nước ngoài.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, cùng với khu vực tư nhân trong nước, đầu tư nước ngoài đã trở thành một động lực quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 23.000 dự án FDI từ 116 quốc gia, đối tác với số vốn lên tới 300 tỷ USD. Khu vực FDI đóng góp 70% giá trị xuất khẩu, gần 22% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm cũng như thúc đẩy đối với mô hình tăng trưởng.

Tuy nhiên, sự lan tỏa về công nghệ và trình độ quản lý DN của khu vực kinh tế FDI sang các khu vực kinh tế trong nước chưa được như kỳ vọng. Trong khi đó, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng, vừa mang đến cơ hội, vừa mang đến thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế năng động có độ mở cao như Việt Nam - Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đúc rút: “Sau gần 30 năm Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, một thực trạng phải thừa nhận là kết nối kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt, hiệu ứng lan toả về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các DN trong nước còn rất hạn chế”.

Để giải tỏa những hạn chế này, đồng thời thúc đẩy liên kết phát triển giữa khu vực tư nhân trong nước với đầu tư nước ngoài, tại Diễn đàn, đại diện của các Hiệp hội DN: Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia đã tổng hợp và trình bày những kiến nghị từ phía các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, 7 diễn giả khác đại diện cho các nhóm công tác trong lĩnh vực Đầu tư và Thương mại, Đất đai, Thị trường vốn, Nguồn nhân lực, Thuế, Cơ sở hạ tầng, Quản trị và Liêm chính đã trình bày kết quả rà soát và đánh giá các Luật liên quan đến kinh doanh, đưa ra các đánh giá tổng quan về sự khác biệt giữa chính sách và thực thi pháp luật; kết quả rà soát và đánh giá Luật Đầu tư và Luật DN sau 2 năm đi vào cuộc sống.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành của Việt Nam đã có những phản hồi tích cực, giải đáp đầy đủ băn khoăn của các DN, Hiệp hội DN nước ngoài.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: hội nhập quốc tế là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với những tiêu chuẩn cao hơn, đồng thời nỗ lực xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch cho tất cả các loại hình DN.

Trước sự phát triển không đồng đều của khu vực tư nhân trong nước với khu vực FDI, Chính phủ Việt Nam có quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 khu vực cùng phát triển, đồng thời có chính sách kết nối thành công 2 khu vực này vào một nền kinh tế quốc gia thống nhất, hỗ trợ DN trong nước kết nối với DN FDI, cùng tham gia vào chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho biết, tới đây Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI có chọn lọc, tập trung lựa chọn những dự án phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, ưu tiên DN có công nghệ thân thiện với môi trường, có chuỗi giá trị gia tăng cao, quản trị tốt và sẵn sàng kết nối với DN trong nước.

Tin vàảnh: HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Khủng hoảng thừa nông sản: Thiếu đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừanhận, tình trạng nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn như vừa qua là doBộ mới làm tốt khâu sản xuất, khâu chế biến và tổ chức thị trường còn yếu kém.
  • Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng minh bạch thông tin
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của doanh nghiệp: Đánh giá 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam” do Tổ chức Minh bạch quốc tế và Tổ chức hướng tới Minh bạch tại Việt Nam lần đầu tiên thực hiện đã làm sáng tỏ phần nào bức tranh công bố thông tin của DN Việt Nam.
  • Tiếp tục gỡ vướng về thủ tục hành chính hải quan
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của DN đối với cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, so với các năm trước, TTHC hải quan đã có bước cải thiện đáng kể, từ tiêu chí tiếp cận thông tin đến thái độ phục vụ của cán bộ, công chức. Tuy vậy, DN vẫn mong muốn những thủ này sẽ được ngành hải quan quan tâm, cải thiện hơn nữa.
  • Rào cản phát triển nhà ở xã hội
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Pháttriển nhà ở xã hội (NƠXH) được đánh giá là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nhucầu của đại đa số người dân, nhất là người dân tại khu vực đô thị và công nhâncác khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển loại hình nhà ở này vẫnđang vướng phải không ít rào cản.
  • Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn của DN châu Âu
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Lần thứ 9 sau 8 năm liên tiếp, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại ViệtNam (EuroCham) vừa công bố Sách trắng về thương mại và đầu tư (Sách trắng 2017).Đây là cuốn sách tổng hợp các ý kiến của các DN thành viên EuroCham, hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
Thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam