Thanh toán số đang phát triển mạnh mẽ
Thứ Năm, 14/04/2022 09:47:27
(BKTO) - Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thói quen thanh toán của người dân đã có những thay đổi lớn. Cùng với đó, nhiều phương thức thanh toán số đã ra đời và được người dân ưa chuộng sử dụng.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ngày 13/4, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch”.
Tại Tọa đàm, ông Lê Văn Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cho biết, trong bối cảnh Việt Nam chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, việc tuyên truyền, phổ biến lợi ích của các phương thức thanh toán mới, hiện đại như thẻ chíp, thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua mã QR, thanh toán qua internet, điện thoại di động trở thành nội dung thiết thực đối với mỗi người dân và DN.
Thời gian qua, hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ Việt Nam đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Các hình thức thanh toán đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập tại Việt Nam: Thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking… kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện.
Những năm gần đây, thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tích cực đẩy mạnh triển khai. Một trong những giải pháp quan trọng là việc ra mắt Cổng dịch vụ công Quốc gia chính thức vào ngày 09/12/2019. Theo đó, nhiều nhóm dịch vụ công đến nay đã được triển khai thanh toán bằng các phương thức điện tử, đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân, thay vì phải đến trực tiếp nộp tiền mặt các loại thuế, phí.
Chia sẻ các giải pháp góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong lĩnh vực dịch vụ công, Phó Tổng Giám đốc NAPAS Nguyễn Quang Minh cho biết: Hiện tại, NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới 48 địa phương, 15 đơn vị là các Bộ/cục/cơ quan cung cấp dịch vụ công để cung cấp dịch vụ dịch vụ thanh toán trực tuyến cho 5 nhóm dịch vụ trên Cổng dịch vụ công Quốc gia gồm: Nộp bảo hiểm xã hội, thuế bất động sản, nộp phạt vi phạm giao thông, tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí.
Các phương thức TTKDTM do NAPAS triển khai gồm: Thanh toán qua thẻ chip do các ngân hàng phát hành, thanh toán qua số tài khoản ngân hàng và phương thức thanh toán bằng mã VietQR mới được triển khai phối hợp cùng 2 ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á vào tháng 01 năm nay.
Qua đó, NAPAS mong muốn đem đến sự đơn giản, thuận tiện và an toàn khi người dân tiếp cận, sử dụng thanh toán các loại dịch vụ công tại Cổng dịch vụ công Quốc gia. Thời gian tới, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng triển khai thanh toán nhiều dịch vụ như học phí, viện phí trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, từ đó nhân rộng mô hình trên nhiều kênh thanh toán khác.
Các ý kiến tại Tọa đàm cho thấy hoạt động thanh toán đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ phương thức thanh toán bằng tiền mặt sang các phương tiện thanh toán điện tử. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong Đề án phát triển TTKDTM do Chính phủ ban hành.
Tại Tọa đàm, chuyên gia, đại diện các ngân hàng thương mại chia sẻ, làm rõ các vấn đề liên quan TTKDTM, thanh toán số và đề xuất các giải pháp thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch./.
THÀNH ĐỨC
- TAG
- THANH TOÁN SỐ
Tin cùng chuyên mục
-
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 2,44%
-
Nỗ lực phục hồi kinh tế, GDP quý II năm 2022 tăng 7,72%
-
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh
-
76,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm
-
Hơn 80% doanh nghiệp dự báo sản xuất, kinh doanh quý III/2022 tốt lên
-
Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng trong nước tiếp đà hồi phục
-
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng
-
Phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023
-
Nhiều "rào cản" hạn chế doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Halal
-
Công bố Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022
Đọc nhiều nhất
-
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
-
Ngày 02/7, số mắc Covid-19 mới giảm còn 730 ca, giảm gần 200 ca so với hôm qua
-
Củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới
-
Nâng cao trách nhiệm, đẩy mạnh công tác mua sắm thuốc, vật tư y tế đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh
-
Kiểm toán nhà nước chỉ ra những hạn chế trong thực hiện các dự án BOT, BT
-
Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị
-
Nhiều học bổng tiếng Anh được trao tại Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc”
-
Tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ
-
Thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
-
Công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo định kỳ