Tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Nâng cao chất lượng nguồn lao động là giải pháp "sống còn"

(BKTO) - Cơ hội nhiều, song thách thức cũng không ít là đánh giá chung của nhiều đại biểu khi nhìn nhận về tương lai lao động trong các Hiệp định thương mại tự do tại Hội thảo “cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 19/11, tại Hà Nội.



Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết, những cam kết về lao động của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lao động trong nước. Nếu Việt Nam chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện những cam kết, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm mới ở thị trường trong nước.

Để có sự chuẩn bị tốt nhất, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động cho phù hợp với các nội dung đã cam kết. Chẳng hạn như việc điều chỉnh khoảng cách chênh lệnh tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và nữ; bảo đảm tốt hơn nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động…

Liên quan đến khuyến nghị này, ông Nguyễn Mạnh Cường- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, phải tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh khi chúng ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động để phù hợp với một số nội dung của CPTPP, trong số những điều khoản cần sửa đổi theo đúng trình tự, thủ tục.

“Việc sửa đổi Bộ luật Lao động hiện nay là rất phù hợp với lộ trình Việt Nam tham gia CPTPP. Tuy nhiên,Việt Nam cần khoảng thời gian từ 3-5 năm để điều chỉnh sửa đổi Bộ luật Lao động cũng như các quy định pháp luật đi kèm” - ông Cường nhấn mạnh.
                
   

Toàn cảnh hội thảo

   
Theo đánh giá, các hiệp định tự do thế hệ mới mang lại những cơ hội to lớn về việc làm, mà trước hết là cơ hội có thêm nhiều việc làm, việc làm có chất lượng cao. Dự báo nhiều ngành của Việt Nam có cơ hội đến với các thị trường dễ dàng hơn, trong đó giày dép, dệt may, nông sản… tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách thức trong thu hút và giữ nhân tài. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao, vì thiếu sự hấp dẫn của tiền lương và môi trường, điều kiện làm việc. Những vị trí việc làm tốt, đặc biệt là trong các DN FDI dễ rơi vào lao động nước ngoài, bởi họ luôn có lợi thế về ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp.

Để tận dụng cơ hội và giảm thiểu các thách thức từ hiệp định thương mại thế hệ mới này, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thì một trong các nhân tố quan trọng là nâng cao chất lượng lực lượng lao động Việt Nam. Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, đây là yêu cầu, đòi hỏi mang tính cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng lực lượng lao động còn giúp tăng năng suất của nền kinh tế, tận dụng tốt cơ hội và giảm thiểu rủi ro, thách thức từ hội nhập.
         
Hiệp định CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước, trong đó có Việt Nam. 11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP

Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Đổi mới, cải thiện hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện và ký ban hành.
  • Hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2019
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Kinh doanh lành mạnh- Tiêu dùng bền vững” tiếp tục được lựa chọn là chủ đề chính của các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2019 theo Kế hoạch số 9266/KH-BCT của Bộ Công thương.
  • Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là nhận định của ông Đặng Quyết Tiến- Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tại cuộc họp báo chuyên đề về Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ngày 19/11. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là, nhiều DN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đổi mới tư duy, tận dụng công nghệ  để nâng tầm doanh nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sử dụng công nghệ lạc hậu, ít chú trọng đổi mới công nghệ... là những lý do dẫn đến sự trì trệ, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các DN tư nhân. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các DN cần ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao năng suất, tiến tới hội nhập.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Quá trình cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, như: số lượng DNNN đã giảm đáng kể, nhiều DN quy mô lớn và rất lớn đã được cổ phần hóa (CPH); thoái vốn nhà nước tại các DN đã thu về gần 160.000 tỷ đồng (gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách)… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực mà Nhà nước đầu tư; một số dự án thua lỗ, thất thoát vốn lớn; kết quả CPH, thoái vốn còn chậm.
Tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Nâng cao chất lượng nguồn lao động là giải pháp "sống còn"