Tạo cơ chế mới thúc đẩy cổ phần hóa DNNN

(BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa (CPH) được 508 DN với tổng giá trị thực tế của các DN là 760,7 nghìn tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 188,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chưa được như kỳ vọng, một phần cũng bởi các quy định về CPH DNNN vẫn còn bất cập.



Bất cập trong các quy địnhhiện hành

Tại cuộc họp báo chuyên đề mới đây, đại diện Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) nêu rõ, theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại DN CPH có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho DN nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 05 năm. Điều này dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện. Hơn nữa, quy định bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ dẫn đến thất thoát vốn nhà nước.


Tăng cường kiểm toán để thúc đẩy cổ phần hóa DNNN. Ảnh: TS
Bên cạnh đó, quá trình CPH còn lộ diện nhiều bất cập như: tình trạng mua cổ phần DNNN nhằm thâu tóm những khu đất có vị trí thuận lợi để xây cao ốc thay vì hướng đến giá trị của DN, một số DN khi tiến hành CPH đã không tính diện tích đất mà mình sử dụng trong vài chục năm qua vào giá trị DN…

Mặt khác, theo quy định hiện hành, kết quả công bố giá trị DN và giá trị vốn nhà nước của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần; đồng thời DN CPH phải điều chỉnh sổ sách kế toán theo kết quả xác định giá trị DN đã công bố. Việc DN CPH phải ngay lập tức điều chỉnh lại sổ sách theo kết quả định giá đã tạo ra sức ép lớn cho DN do phải trích khấu hao dẫn tới tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Một hạn chế nữa là quy định hiện hành chỉ cho phép người lao động tại công ty mẹ được mua cổ phần ưu đãi khi CPH công ty mẹ. Trong khi đó, người lao động tại các công ty con chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các DN khác và cũng không được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại công ty mẹ.

Điều chỉnh cơ chế chuyển đổi DNNN

Để tháo gỡ những bất cập trên, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN trong giai đoạn tới, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định mới về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định là điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai (bỏ hình thức bán thỏa thuận trước); thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm (thay cho 5 năm) để phù hợp với quy định của Luật DN; đồng thời quy định nhà đầu tư chiến lược phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và không có lỗ lũy kế.

Mặt khác, dự thảo Nghị định tiếp tục hướng dẫn việc xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Căn cứ giá đất cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (nơi DN có diện tích đất được giao và thuê) công bố, DN CPH có trách nhiệm tính vào giá trị DN và nộp NSNN theo quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, DN CPH có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Liên quan đến việc xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình CPH, dự thảo Nghị định sửa lại theo hướng DN không phải điều chỉnh ngay số liệu sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị DN mà đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, căn cứ vào quyết định phê duyệt các quyết toán và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước của cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán làm căn cứ để bàn giao giữa DN CPH và công ty cổ phần.

Để đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho người lao động nắm giữ cổ phần tại DN sau cổ phần, dự thảo Nghị định cho phép người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm xác định giá trị DN CPH được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước, với giá bán bằng 60% giá trị một cổ phần tính theo mệnh giá (10 nghìn đồng/cổ phần).

Đáng lưu ý, do đối tượng CPH trong thời gian tới là các DN có quy mô lớn và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực đặc thù nên dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm nội dung về KTNN để kiểm toán lại kết quả xác định giá trị DN và xử lý các tồn đọng về quản lý tài chính trong giai đoạn này. Theo đó, đối tượng kiểm toán của KTNN sẽ là công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; các DNNN; các công ty TNHH một thành viên do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị DN từ 5 nghìn tỷ đồng trở lên và các công ty TNHH một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Với những điểm mới trên, sau khi được Chính phủ xem xét, ban hành, Nghị định chắc chắn sẽ tạo cơ chế thuận lợi hơn để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CPH DNNN.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Xếp hạng doanh nghiệp  ngành xây dựng uy tín
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Những DN uy tín nhất ngành xây dựng đã được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) nghiên cứu, xếp hạng và công bố thành danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản (BĐS), Top 5 DN tư vấn và môi giới BĐS, Top 10 nhà thầu xây dựng và Top 10 DN vật liệu xây dựng uy tín năm 2017.
  • Tăng trưởng là nền tảng cho DN  tiến tới thịnh vượng
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm tôn vinh các DN xuất sắc và có tiềm năng đóng góp lớn cho sự thịnh vượng của đất nước, ngày 13/3, Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Bảng xếp hạng 500 DN Việt Nam thịnh vượng (BP500) năm 2017.
  • Nâng cao hiệu quả của các Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) đang được lấy ý kiếnvà dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 sắp tới. Xung quanh Dựthảo Luật này, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ hỗ trợ DNNVV, tăngcường khả năng tiếp cận của DN với các quỹ này là vấn đề được nhiều đại biểu Quốchội và các DN kỳ vọng.
  • Hải Phòng: Quy định thu phí chưa hợp lý làm khó doanh nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) -Vừa vặn tròn 2 tháng sau ngày HĐND TP.Hải Phòng ban hành Nghị quyết số148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụngphí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng công trình dịch vụ, tiện ích công cộngtrong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, ngày 13/02, Diễn đàn Kinh tế tưnhân đã tiếp tục nhóm họp cùng các Hiệp hội DN, ngành hàng liên quan nhiều đếnxuất - nhập khẩu để trao đổi tình hình, cập nhật thông tin về những phản hồi củacác DN trước mức phí được cho là quá cao, gây “sốc” đối với DN mà TP. Hải Phòngđưa ra.
  • Tháo gỡ nút thắt cho thị trường condotel
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Mô hình căn hộ - kháchsạn (condotel) đang trở thành một xu hướng đầu tư mới, đặc biệt hấp dẫn trên thịtrường bất động sản (BĐS) hiện nay. Theo dự đoán của các chuyên gia,condotel ven biển sẽ thống trị thị trường nghỉ dưỡng trong thời gian tới.
Tạo cơ chế mới thúc đẩy cổ phần hóa DNNN