Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh

(BKTO) - Theo thông tin của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2019, có 22,7% doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 40,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 36,4% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.



                
   

Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhanh chóng- Ảnh: TTXVN

   
Theo hình thức sở hữu, khu vực DNNN khả quan nhất với 25% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 41% doanh nghiệp cho rằng giữ ổn định và 33% nhận định khó khăn hơn so với quý II/2019; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 23% tốt hơn, 40,3% giữ ổn định và 36% khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp FDI là 17,6% tốt hơn, 47% giữ ổn định và 35% khó khăn hơn.

Theo kết quả khảo sát quý III/2019, có 48,7% doanh nghiệp cho rằng tổng chi phí sản xuất giữ ổn định và giảm (33,4% giữ ổn định và 15,3% giảm); 51,3% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí sản xuất tăng so với quý II/2019.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, dự kiến tổng chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp quý III/2019 có xu hướng tăng so với quý II/2019.

Cụ thể: khu vực DNNN có 53% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xây dựng giữ ổn định và giảm (45% giữ ổn định và 7,6% giảm); tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 48% (33% giữ ổn định và 15% giảm; khu vực doanh nghiệp FDI khả quan hơn với 53,5% (33% giữ ổn định và 20% giảm).

Đối với chi phí nguyên, vật liệu, theo kết quả khảo sát, dự kiến, quý III/2019, có 48,7% doanh nghiệp cho rằng chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp giữ ổn định và giảm (33,9% giữ ổn định và 14,8% giảm); có 51,3% nhận định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tăng so với quý II/2019.

Theo nhận định của các doanh nghiệp xây dựng, quý III/2019, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ổn định hơn với 81,5% doanh nghiệp nhận định quy mô lao động giữ ổn định và tăng (57,9% giữ ổn định và 23,6% tăng) và 18,5% doanh nghiệp nhận định lao động giảm.

Theo ngành hoạt động, không có nhiều khác biệt về nhu cầu sử dụng lao động giữa các ngành hoạt động xây dựng.

Quý III/2019, nhu cầu sử dụng lao động của các ngành hoạt động xây dựng đều tăng với 80,6% doanh nghiệp xây dựng nhà các loại cho rằng nhu cầu sử dụng lao động giữ ổn định và tăng; tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 81% và doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng là 83%.

Trước những khó khăn còn tồn tại, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đưa ra một số kiến nghị như: về chính sách và các thủ tục hành chính, các cơ quan hành chính cần rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, giảm thiểu các thủ thục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp; giảm thiểu các báo cáo hàng tháng, quý đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần công khai sớm thông tin và thủ tục đấu thầu đối với các công trình, dự án sử dụng vốn nhà nước để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận thông tin sớm hơn; bổ sung vốn kịp thời cho các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, đẩy nhanh thủ tục giải ngân đối với công trình đã hoàn thành, tránh tình trạng nợ đọng thanh toán cho các công trình kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình quay vòng vốn của doanh nghiệp.

Đối với tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kiến nghị, các ngân hàng cần giảm thủ tục vay vốn, thời gian thẩm định, giảm lãi suất và tăng hạn mức cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để thi công công trình.

Về giá nguyên, vật liệu đầu vào, Chính phủ cần có chính sách kiểm soát và bình ổn lại giá các loại vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng trên thị trường.

Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng được tiến hành hàng quý với số lượng mẫu khoảng 5.500 doanh nghiệp, đại diện cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp có hoạt động xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

ĐÔNG SƠN
(theo TTXVN)
Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy thị trường khí Việt Nam phát triển
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 12/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức Hội thảo “Tiềm năng phát triển thị trường khí tại Việt Nam”.
  • Nhiều cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu vào Mỹ
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.
  • Tăng cường liên kết phát triển kinh tế hợp tác theo hướng bền vững
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 10/9, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Tăng cường liên kết- Phát triển kinh tế hợp tác bền vững”. Tọa đàm nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới Diễn đàn Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã 2019 dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 10/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
  • 110 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2019
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - 110 sản phẩm, bộ sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông- lâm- thủy sản, thực phẩm; trang thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí… vừa được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019.
  • Phát triển liên kết vùng  kinh tế trọng điểm còn vướng mắc
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đánh giá về kết quả đạt được trong phát triển liên kết các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) trên cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nêu rõ, cùng với việc một số cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, liên kết vùng đã được ban hành, tình hình triển khai thực tế từ T.Ư đến các địa phương trong vùng KTTĐ đã có sự phối hợp chặt chẽ, dần nâng cao tính chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để phát huy hơn nữa hiệu quả của liên kết vùng.
Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh