Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nông sản Việt được hưởng nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang EU

(BKTO) - Ngày 21/8, tại TP HCM, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu- Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý”.



                
   

Lãnh đạo Bộ Công Thương (bên phải) và lãnh đạo Bộ NN&PTNT (ngồi giữa) tham dự, trao đổi ý kiến tại Hội nghị- Ảnh: TTXVN

   
Tại đây, đại diện Bộ Công Thương cho biết, năm 2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2019, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ thì kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản giảm tới 8,2%.

Xuất khẩu nông sản đang gặp không ít rào cản, nhất là trong bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng bảo hộ mậu dịch nổi lên ở nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. Vì vậy, việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sớm được đưa vào thực thi sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Hiệp định mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp khi hàng loạt mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ giảm dần về 0% sau một lộ trình ngắn.
                
   

EU dành nhiều ưu đãi thuế quan cho hàng nông sản Việt- Ảnh: TTXVN

   
Đồng quan điểm này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, với EVFTA, lĩnh vực nông nghiệp được hưởng nhiều lợi thế trong xuất khẩu. Để khai thác hiệu quả những lợi thế từ EVFTA, Bộ NN&PTNT đã chủ động coi thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, tập trung phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết. Trong thời gian tới, Bộ sẽ làm quyết liệt, cụ thể hơn đối với từng ngành hàng, lĩnh vực thông qua sự phối hợp với các hiệp hội ngành hàng ở từng địa phương.

Muốn tận dụng được cơ hội từ EVFTA, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp phải tuân thủ các thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, phát triển bền vững… Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác, thay đổi tư duy, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn.

Còn theo đại diện Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp cần nắm vững quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch động, thực vật, quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu. Ngoài ra còn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin…

Bộ Công Thương sẽ xây dựng chương trình hành động tổng thể để giúp doanh nghiệp, người dân nắm bắt các nội dung cam kết, hiểu rõ trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức trong Hiệp định EVFTA- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
         
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, khi EVFTA có hiệu lực, EU dành tổng lượng hạn ngạch 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm, thuế trong hạn ngạch là 0%. Các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi cơ bản được xóa bỏ thuế ngay. Riêng với hàng thủy sản, 50% dòng thuế cũng được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (hiện thuế suất phần lớn là 6-22%) và 50% số dòng thuế còn lại sẽ về 0% sau 3-7 năm.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Bàn giải pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 21/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2019 với chủ đề “Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững”.
  • Đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam theo thông lệ quốc tế
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có 3 phương pháp dùng để biên soạn chỉ tiêu thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng và phương pháp thu nhập. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang sử dụng cả 3 phương pháp này trong biên soạn GDP. Cụ thể là khi biên soạn GDP hàng quý thì dùng phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng và khi biên soạn GDP của 5 năm thì sử dụng phương pháp thu nhập.
  • Vốn FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới tại Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
  • Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 280/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các giải pháp đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025, trong đó nhấn mạnh: “Nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với tiến độ sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu điện và gây khó khăn trong cung ứng điện trong những năm tiếp theo”.
  • Sắp có quy định đầy đủ về việc cổ phần hóa  đơn vị sự nghiệp công lập
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Chủ trương và cơ sở pháp lý để chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành công ty cổ phần đã có từ năm 2015. Nhưng cho đến nay, số đơn vị được cổ phần hoá (CPH) mới chỉ có 0,09% trên tổng số ĐVSNCL của cả nước. Bộ Tài chính cho biết, quý IV năm nay, Bộ sẽ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định mới nhằm thúc đẩy tiến độ CPH các đơn vị này.
Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nông sản Việt được hưởng nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang EU