Hơn 55% doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Thứ Năm, 20/01/2022 20:35:00
(BKTO) - Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam dự báo doanh thu, lợi nhuận trong năm 2022 sẽ có xu hướng cải thiện, theo đó 55,3% DN cho biết sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.
-
Điều chỉnh chiến lược đầu tư để tạo động lực cho tăng trưởng trong dài hạn
-
Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản đến khởi nghiệp
-
Doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam
-
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định
-
Xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã ổn định và tốt hơn
-
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu, kiên quyết xử lý doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sai phạm
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam vừa công bố kết quả “Khảo sát thực trạng hoạt động của DN Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương trong năm tài chính 2021”, cung cấp thông tin về tình hình đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài của các DN Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương, trong đó có Việt Nam.
Cuộc khảo sát được JETRO tiến hành với 14.175 DN, trong đó có 4.635 DN có câu trả lời hợp lệ. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được thực hiện với 1.883 DN, trong đó có 702 DN có câu trả lời hợp lệ, là quốc gia có số DN tham gia có câu trả lời hợp lệ lớn nhất trong số các quốc gia được khảo sát.
Đặc biệt, cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 25/8-24/9/2021, trùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt. Tuy vậy, kết quả khảo sát vẫn rất tích cực, trong đó, DN Nhật Bản vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do đó, các DN Nhật Bản vẫn mong muốn phát triển lâu dài ở Việt Nam.
Cụ thể, tỷ lệ DN Nhật Bản tại Việt Nam báo kinh doanh có lãi trong năm 2021 là 54,3%, cao hơn mức 50% của năm 2020, cho thấy tỷ lệ DN đầu tư, kinh doanh có lãi đã được cải thiện.
Về triển vọng lợi nhuận trong năm 2022, số DN Nhật Bản dự báo “cải thiện” là 56,2% và “suy giảm” là 9,6%.
Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1-2 năm tới tại Việt Nam, tỷ lệ DN trả lời sẽ “mở rộng” là 55,3%. So với các quốc gia trong khu vực châu Á, châu Đại Dương, tỷ lệ này nhằm trong top đầu, chỉ sau Ấn Độ (70,1%), Bangladesh (68,0%) và Pakistan (67,4%).
Trong khi đó, tỷ lệ DN trả lời sẽ “thu nhỏ” hoặc “chuyển” đầu tư sang quốc gia khác là 2,2%, giảm 3,9 điểm phần trăm so với năm 2020.
Đánh giá về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, 69,3% DN Nhật Bản cho rằng Việt Nam có quy mô thị trường lớn, tiềm năng tăng trưởng khả quan, tỷ lệ này tăng 3 điểm phần trăm so với năm trước; 61,4% DN cho biết Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định và 56,9% DN cho rằng Việt Nam có lợi thế nhân công rẻ (tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm trước).
Tuy nhiên, bên cạnh đánh giá Việt Nam có những lợi thế nhất định, song nhiều DN Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng cho biết họ đang phải đối mặt với những thách thức do giá nhân công tăng nhanh thời gian gần đây, cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động để ổn định sản xuất do một bộ phận lao động đã trở về quê do dịch Covid-19.
Hơn nữa, một số thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về thuế còn phức tạp, hệ thống pháp luật tồn tại những vướng mắc, bất cập… Đây là những vấn đề mà các DN Nhật Bản kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện trong thời gian tới./.
DIỆU THIỆN
![]() |
Kết quả khảo sát của JETRO. Nguồn: JETRO |
Cuộc khảo sát được JETRO tiến hành với 14.175 DN, trong đó có 4.635 DN có câu trả lời hợp lệ. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được thực hiện với 1.883 DN, trong đó có 702 DN có câu trả lời hợp lệ, là quốc gia có số DN tham gia có câu trả lời hợp lệ lớn nhất trong số các quốc gia được khảo sát.
Đặc biệt, cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 25/8-24/9/2021, trùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt. Tuy vậy, kết quả khảo sát vẫn rất tích cực, trong đó, DN Nhật Bản vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do đó, các DN Nhật Bản vẫn mong muốn phát triển lâu dài ở Việt Nam.
Cụ thể, tỷ lệ DN Nhật Bản tại Việt Nam báo kinh doanh có lãi trong năm 2021 là 54,3%, cao hơn mức 50% của năm 2020, cho thấy tỷ lệ DN đầu tư, kinh doanh có lãi đã được cải thiện.
Về triển vọng lợi nhuận trong năm 2022, số DN Nhật Bản dự báo “cải thiện” là 56,2% và “suy giảm” là 9,6%.
Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1-2 năm tới tại Việt Nam, tỷ lệ DN trả lời sẽ “mở rộng” là 55,3%. So với các quốc gia trong khu vực châu Á, châu Đại Dương, tỷ lệ này nhằm trong top đầu, chỉ sau Ấn Độ (70,1%), Bangladesh (68,0%) và Pakistan (67,4%).
Trong khi đó, tỷ lệ DN trả lời sẽ “thu nhỏ” hoặc “chuyển” đầu tư sang quốc gia khác là 2,2%, giảm 3,9 điểm phần trăm so với năm 2020.
Đánh giá về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, 69,3% DN Nhật Bản cho rằng Việt Nam có quy mô thị trường lớn, tiềm năng tăng trưởng khả quan, tỷ lệ này tăng 3 điểm phần trăm so với năm trước; 61,4% DN cho biết Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định và 56,9% DN cho rằng Việt Nam có lợi thế nhân công rẻ (tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm trước).
Tuy nhiên, bên cạnh đánh giá Việt Nam có những lợi thế nhất định, song nhiều DN Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng cho biết họ đang phải đối mặt với những thách thức do giá nhân công tăng nhanh thời gian gần đây, cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động để ổn định sản xuất do một bộ phận lao động đã trở về quê do dịch Covid-19.
Hơn nữa, một số thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về thuế còn phức tạp, hệ thống pháp luật tồn tại những vướng mắc, bất cập… Đây là những vấn đề mà các DN Nhật Bản kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện trong thời gian tới./.
DIỆU THIỆN
- TAG
- KINH DOANH
Tin cùng chuyên mục
-
Việt Nam luôn tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài
-
Phát động Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững năm 2022
-
Kết nối cung cầu hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu
-
Bàn thảo tiềm năng hợp tác giữa Petrovietnam và SCIC trong các dự án năng lượng
-
PVFCCo phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu 6 tháng năm 2022
-
Khơi tiềm năng hợp tác trong các dự án lọc hóa dầu
-
EVN dự báo tiêu thụ điện tháng 5/2022 chưa tăng đột biến
-
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chính thức phát điện lên lưới điện quốc gia
-
Xây dựng đội ngũ công nhân lao động dầu khí đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả
-
Nâng chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh
Đọc nhiều nhất
-
Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, đạt hơn 6.500 tỷ đồng
-
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 05 tỉnh, thành phố
-
Nỗ lực phát triển ngành công nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí vững mạnh
-
TP. Cần Thơ cần tiếp tục quan tâm chăm lo cho người có công với cách mạng
-
Phấn đấu kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đạt 150 tỷ USD vào năm 2025
-
Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh ở tất cả các Điểm thi
-
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
-
Việt Nam đề nghị Intel hỗ trợ phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp
-
Ngày 28/5, ghi nhận 1.114 ca nhiễm Covid-19 mới, tại 44 tỉnh, thành phố
-
Giải chạy BIDVRUN đóng góp hơn 8 tỷ đồng xây nhà tránh lũ