Doanh ngiệp thành lập mới và hoạt động trở lại chuyển biến tích cực
Chủ Nhật, 29/11/2020 16:10:00
(BKTO) - Việt Nam thực hiện mục tiêu kép ‘vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội’ nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động chuyển biến tích cực.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 11 đạt gần 13.100 đơn vị, tăng 7,3% so với tháng 10 và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, vốn đăng ký là 284.800 tỷ đồng cùng 119.700 việc làm đăng ký.
Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 5.315 doanh nghiệp, tăng 5,4% so với tháng 10 và 59,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, báo cáo này cho biết số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đã tăng 72% so với tháng trước và tăng 103,5% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo này: “Việt Nam thực hiện mục tiêu kép 'vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội' nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực.”
Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh, cả nước có 2.771 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 4.471 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 1.941 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Như vậy sau chặng đường 11 tháng, cả nước có gần 124.000 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, số vốn đăng ký là 1,87 triệu và tạo ra cơ hội việc làm cho 970.000 lao động. Cùng với đó, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đã tăng 21,7%.
Nếu tính cả 3 triệu tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng của năm nay xấp xỉ 5 triệu tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, 40.800 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, trải qua những tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, số doanh nghiệp phải tạm dừng của 11 tháng lên 93.500 đơn vị (tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho hay doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn-bán lẻ, sửa chữa ô tô-xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, khoa học-công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo...

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo vietnamplus.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Lợi nhuận Quý IV/2020 của BSR vượt mức 1.200 tỷ đồng
-
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá thành công
-
Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
-
Bắc Ninh: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác để phát triển
-
Ban hành Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
-
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI từ 2,5-3 tỷ USD trong năm 2021
-
Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021
-
Việt Nam xuất khẩu 1,37 tỷ khẩu trang y tế năm 2020
-
Tôn vinh 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 10 Công ty uy tín các ngành
-
Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02 trước ngày 20/1
Đọc nhiều nhất
-
Đại hội XIII: Tiếp tục thảo luận về các văn kiện và biểu quyết thông qua số lượng ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII
-
Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu - nội lực đóng vai trò quyết định
-
Thêm 83 thư, điện mừng Đại hội XIII từ các đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế
-
2021-2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số
-
Chủ động trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự Đại hội XIII của Đảng
-
Cựu chiến binh đặt niềm tin vào lần thứ XIII của Đảng
-
Kiên quyết, khẩn trương truy vết, khoanh vùng dập dịch, đảm bảo tổ chức thành công Đại hội Đảng
-
Kết quả thanh tra, kiểm toán là cơ sở quan trọng để kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật của Đảng