Doanh nghiệp Việt từng bước trưởng thành, ghi dấu ấn
Thứ Năm, 17/10/2019 08:55:00
(BKTO) - Nhìn lại 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam và hơn 3 thập kỷ đổi mới, cũng như tròn 74 năm Bác Hồ gửi thư cho giới công thương, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - bình luận, lứa doanh nhân đầu tiên của thời kỳ đổi mới dám nghĩ, dám làm, dám xông pha đã hoàn thành sứ mệnh góp phần đưa đất nước thoát nghèo. Giờ đây, trọng trách đưa đất nước vượt bẫy thu nhập trung bình và trở nên hùng cường thuộc về lứa doanh nhân khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo.
Doanh nghiệp Việt không ngừng lớn mạnh
Ngày 13/10 - kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, VCCI đã vinh danh và trao tặng Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2019 cho 100 doanh nhân. Giải thưởng danh giá này nhằm tôn vinh các lãnh đạo DN có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong 3 năm (từ 2016-2018), luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong quá trình phát triển DN, tích cực tham gia vào công tác xã hội, có đóng góp cho nền kinh tế của đất nước và nâng cao đời sống người lao động.
Đại diện cho 2 gương mặt lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực dược, bà Lê Thị Bình - Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình - chia sẻ, sau 3 lần đón nhận Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng là nguồn động viên để tôi và DN tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy thương hiệu Việt phát triển và chinh phục thị trường trong nước, quốc tế trong tương lai.
Trao đổi với các doanh nhân tại Lễ trao Giải thưởng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói, 30 năm qua, chúng ta đã làm nên câu chuyện vượt nghèo vĩ đại, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế. Trong 30 năm tới, chúng ta sẽ viết tiếp câu chuyện một Việt Nam giàu mạnh. Tuy nhiên, thoát nghèo đã khó, trở nên giàu có và hùng cường còn khó khăn hơn gấp bội.
Có thể nói, sau hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, có những đóng góp xứng đáng trên mặt trận kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một đội ngũ DN, doanh nhân đông đảo với trên 700.000 DN đăng ký theo Luật DN, cùng với đó là trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Xét về bản chất thì những hộ kinh doanh đều là những thực thể trong nền kinh tế, là DN theo quan niệm phổ biến của các nền kinh tế thị trường. Do vậy, tính về tỷ lệ DN trên số dân của Việt Nam không thua kém các nền kinh tế khác trong khu vực.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sau từng bước trưởng thành, DN Việt Nam ghi dấu ấn, trở thành lực lượng nòng cốt và tiên phong trong đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua tạo công ăn việc làm, nộp ngân sách, đầu tư và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. DN Việt Nam đang ngày một lớn dần về quy mô, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực quản trị điều hành... Đã xuất hiện một số DN Việt Nam lớn mạnh mang tầm khu vực, có năng lực cạnh tranh cao.
Cải cách thể chế tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển
Nhưng nhìn chung, DN Việt Nam chưa đạt chuẩn mực trung bình trong tương quan so sánh với ASEAN. Mặc dù Việt Nam đã có những doanh nhân hàng đầu, những thương hiệu lớn, cạnh tranh thế giới nhưng số đó còn quá ít ỏi. Việt Nam cũng đã có những doanh nhân có sức cạnh tranh cao nhưng chưa có được một thế hệ DN, doanh nhân hùng mạnh sánh vai cùng khu vực và thế giới. Điểm yếu nữa là các DN Việt khó kết nối với nhau, cũng như khó tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo kết quả xếp hạng chất lượng quản trị của các DN niêm yết (bộ phận được xem là minh bạch nhất trong nền kinh tế), Việt Nam đứng thứ 6 trong số 6 nền kinh tế được so sánh của ASEAN. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới xếp hạng năng lực DN Việt Nam ở hạng trung bình; công nghệ và năng suất lao động của DN Việt cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Đánh giá cao những nỗ lực nhằm tạo hệ sinh thái và môi trường thuận lợi cho cộng đồng DN của Chính phủ kiến tạo trong những năm vừa qua, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, những cải cách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã truyền cảm hứng cho cộng đồng DN, doanh nhân, thúc đẩy DN đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế để thực sự là động lực phát triển.
Tuy nhiên, để thúc đẩy DN phát triển hơn nữa, Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ và khắc phục những điểm nghẽn về thể chế. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định, đất nước sẽ không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nền kinh tế thị trường hoàn thiện nếu chúng ta không vượt khỏi được chất lượng thể chế trung bình. DN Việt cũng không thể bứt phá, sánh ngang với DN các nước nếu không được hoạt động trong một môi trường an toàn, minh bạch, bảo vệ sự sáng tạo. Do đó, cả nền kinh tế và DN đang cần một thể chế vượt trội, cần tư duy quản lý kinh tế hiện đại phù hợp với Cách mạng công nghệ 4.0.
Nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, vươn tới các chuẩn mực hàng đầu khu vực và thế giới, tạo môi trường và bệ đỡ cho sự phát triển nhanh và bền vững của DN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết, Chính phủ sẽ đồng hành và hậu thuẫn cho DN thông qua việc ổn định vĩ mô, tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa.
QUỲNH ANH
Theo Báo Kiểm toán số 42 ra ngày 17-10-2019
Ngày 13/10 - kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, VCCI đã vinh danh và trao tặng Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2019 cho 100 doanh nhân. Giải thưởng danh giá này nhằm tôn vinh các lãnh đạo DN có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong 3 năm (từ 2016-2018), luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong quá trình phát triển DN, tích cực tham gia vào công tác xã hội, có đóng góp cho nền kinh tế của đất nước và nâng cao đời sống người lao động.
Đại diện cho 2 gương mặt lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực dược, bà Lê Thị Bình - Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình - chia sẻ, sau 3 lần đón nhận Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng là nguồn động viên để tôi và DN tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy thương hiệu Việt phát triển và chinh phục thị trường trong nước, quốc tế trong tương lai.
Trao đổi với các doanh nhân tại Lễ trao Giải thưởng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói, 30 năm qua, chúng ta đã làm nên câu chuyện vượt nghèo vĩ đại, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế. Trong 30 năm tới, chúng ta sẽ viết tiếp câu chuyện một Việt Nam giàu mạnh. Tuy nhiên, thoát nghèo đã khó, trở nên giàu có và hùng cường còn khó khăn hơn gấp bội.
Có thể nói, sau hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, có những đóng góp xứng đáng trên mặt trận kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một đội ngũ DN, doanh nhân đông đảo với trên 700.000 DN đăng ký theo Luật DN, cùng với đó là trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Xét về bản chất thì những hộ kinh doanh đều là những thực thể trong nền kinh tế, là DN theo quan niệm phổ biến của các nền kinh tế thị trường. Do vậy, tính về tỷ lệ DN trên số dân của Việt Nam không thua kém các nền kinh tế khác trong khu vực.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sau từng bước trưởng thành, DN Việt Nam ghi dấu ấn, trở thành lực lượng nòng cốt và tiên phong trong đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua tạo công ăn việc làm, nộp ngân sách, đầu tư và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. DN Việt Nam đang ngày một lớn dần về quy mô, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực quản trị điều hành... Đã xuất hiện một số DN Việt Nam lớn mạnh mang tầm khu vực, có năng lực cạnh tranh cao.
Cải cách thể chế tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển
Nhưng nhìn chung, DN Việt Nam chưa đạt chuẩn mực trung bình trong tương quan so sánh với ASEAN. Mặc dù Việt Nam đã có những doanh nhân hàng đầu, những thương hiệu lớn, cạnh tranh thế giới nhưng số đó còn quá ít ỏi. Việt Nam cũng đã có những doanh nhân có sức cạnh tranh cao nhưng chưa có được một thế hệ DN, doanh nhân hùng mạnh sánh vai cùng khu vực và thế giới. Điểm yếu nữa là các DN Việt khó kết nối với nhau, cũng như khó tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo kết quả xếp hạng chất lượng quản trị của các DN niêm yết (bộ phận được xem là minh bạch nhất trong nền kinh tế), Việt Nam đứng thứ 6 trong số 6 nền kinh tế được so sánh của ASEAN. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới xếp hạng năng lực DN Việt Nam ở hạng trung bình; công nghệ và năng suất lao động của DN Việt cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Đánh giá cao những nỗ lực nhằm tạo hệ sinh thái và môi trường thuận lợi cho cộng đồng DN của Chính phủ kiến tạo trong những năm vừa qua, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, những cải cách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã truyền cảm hứng cho cộng đồng DN, doanh nhân, thúc đẩy DN đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế để thực sự là động lực phát triển.
Tuy nhiên, để thúc đẩy DN phát triển hơn nữa, Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ và khắc phục những điểm nghẽn về thể chế. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định, đất nước sẽ không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nền kinh tế thị trường hoàn thiện nếu chúng ta không vượt khỏi được chất lượng thể chế trung bình. DN Việt cũng không thể bứt phá, sánh ngang với DN các nước nếu không được hoạt động trong một môi trường an toàn, minh bạch, bảo vệ sự sáng tạo. Do đó, cả nền kinh tế và DN đang cần một thể chế vượt trội, cần tư duy quản lý kinh tế hiện đại phù hợp với Cách mạng công nghệ 4.0.
Nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, vươn tới các chuẩn mực hàng đầu khu vực và thế giới, tạo môi trường và bệ đỡ cho sự phát triển nhanh và bền vững của DN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết, Chính phủ sẽ đồng hành và hậu thuẫn cho DN thông qua việc ổn định vĩ mô, tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa.
QUỲNH ANH
Theo Báo Kiểm toán số 42 ra ngày 17-10-2019
Tin cùng chuyên mục
-
Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
-
Bắc Ninh: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác để phát triển
-
Ban hành Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
-
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI từ 2,5-3 tỷ USD trong năm 2021
-
Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021
-
Việt Nam xuất khẩu 1,37 tỷ khẩu trang y tế năm 2020
-
Tôn vinh 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 10 Công ty uy tín các ngành
-
Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02 trước ngày 20/1
-
Động lực tăng trưởng năm 2021 là công nghiệp chế biến, chế tạo
-
Hình thành hệ sinh thái xúc tiến thương mại mới phù hợp kinh tế số
Đọc nhiều nhất
-
Phát triển kinh tế bền vững dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ
-
Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Đột phá trong công tác cán bộ
-
Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức hội nghị triển khai công tác bầu cử
-
Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Xây dựng Đảng về đạo đức - điểm sáng nổi bật
-
Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống tình báo Công an
-
Mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2021
-
Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong phương pháp kiểm toán, góp phần tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh kỷ luật tài chính
-
Tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN cho các đơn vị chuyên ngành
-
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học của Kiểm toán Nhà nước
-
Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán