Doanh nghiệp ngành dầu khí nỗ lực vượt khó khăn

(BKTO) - Năm 2017, nhiều DN thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã từng bước vượt qua khó khăn, cùng góp sức xây dựng Tập đoàn phát triển tập trung trong các lĩnh vực cốt lõi.



Đóng góp lớn cho NSNN

Đối với lĩnh vực khai thác dầu khí, Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Biển Đông POC) nổi lên là một đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả. Sản lượng khai thác đạt 1.995 tỷ m3 khí và 466 nghìn tấn condensate đã mang về cho Biển Đông POC giá trị 511 triệu USD trong năm vừa qua. Đóng góp lớn hơn cả cho ngành công nghiệp khai thác dầu khí vẫn là 2 DN: Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Trong đó, Vietsovpetro đã khai thác 234 triệu m3 khí, cung cấp vào bờ hơn 1,6 tỷ m3 khí (đạt 119% kế hoạch). Doanh thu bán dầu/khí cả năm ước đạt 1,97 tỷ USD (bằng 103,5% kế hoạch). Vietsovpetro cũng đã hoàn thành và vượt kế hoạch nộp NSNN 875,4 triệu USD (kế hoạch là 866,8 triệu USD).

Ấn tượng hơn, mặc dù phải đối đầu với những khó khăn lớn, PVEP đã khép lại một năm thành công, đạt và vượt toàn diện các chỉ tiêu. Tổng sản lượng khai thác của PVEP đã đạt 4,96 triệu tấn quy dầu, bao gồm cả phần khai thác được giao thêm, đạt 113% kế hoạch năm 2017. Đây cũng là năm đầu tiên PVEP hoàn thành vượt mức kế hoạch (đạt 115%) về sản lượng khai thác dầu tại nước ngoài. Theo đó, tổng doanh thu của PVEP ước tính 34,05 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN 8,63 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước 8,18 nghìn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh xăng dầu, ngay từ đầu tháng 12/2017, Tổng công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã công bố đạt chỉ tiêu nhập 6,08 triệu tấn dầu thô và xuất bán 5,57 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại, đáp ứng trên 30% nhu cầu cả nước; doanh thu 71.900 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch; nộp NSNN 9.060 tỷ đồng, vượt 26,3% kế hoạch (2.000 tỷ đồng). Trong vai trò đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất của PVN, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xuất bán 13,4 triệu tấn dầu thô, đạt 100% kế hoạch; cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất 6,1 triệu tấn dầu thô, đạt 114% kế hoạch. Đồng thời, PVOil mua từ BSR 1,4 triệu m3 xăng dầu và nhập khẩu hơn 1,3 triệu m3 từ nước ngoài để cung ứng cho thị trường trong nước.

Ông Cao Hoài Dương - Tổng Giám đốc PVOil cho biết, doanh thu hợp nhất của PVOil năm 2017 ước đạt 56 nghìn tỷ đồng (165% kế hoạch năm), lợi nhuận ước đạt 325 tỷ đồng, hoàn thành 114% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 405 tỷ đồng, nộp NSNN 8,1 nghìn tỷ đồng (142% kế hoạch).

Nhiều DN ngành dầu khí hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu, đóng góp lớn cho NSNN.Ảnh: PHÚC KHANG

Tiến từng bước vững chắc

Năm qua, lĩnh vực sản xuất điện, đạm của các đơn vị thành viên PVN cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) đã quản lý, vận hành sản xuất các nhà máy điện ổn định, tuyệt đối an toàn, hiệu quả. Sản lượng điện của PV Power ước đạt 20.529 triệu kWh, doanh thu đạt 30.987 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.503 tỷ đồng, nộp NSNN ước đạt 1.374 tỷ đồng. Với Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), sản lượng urê quy đổi năm 2017 đạt 848 nghìn tấn, vượt 13% kế hoạch.

Sản lượng tiêu thụ ước đạt 864 nghìn tấn, mang lại tổng doanh thu 5.884 tỷ đồng. Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cũng có một năm thành công mặc dù thị trường phân bón năm qua tăng, giảm bất thường, khó đoán định; sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai như các đợt mưa trái mùa, lũ lụt lớn và kéo dài; vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng… Cụ thể, PVFCCo đã sản xuất gần 826 nghìn tấn, sản lượng kinh doanh đạt 811 nghìn tấn, chiếm hơn 40% thị phần phân đạm toàn quốc.

Trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, với vai trò là đơn vị hàng đầu của PVN, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để khẳng định năng lực cạnh tranh và trở thành một trong số ít DN dịch vụ dầu khí có lợi nhuận tốt năm 2017. Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của PTSC đã đạt 1.000 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch năm. Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) cũng đạt lợi nhuận cao hơn nhiều so với dự kiến khi doanh thu đạt tới 3.750 tỷ đồng, vượt kế hoạch 1.450 tỷ đồng.

Từng bước khắc phục hậu quả thua lỗ tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC), PVN đã dần giảm bớt được “gánh nặng”. Tính cả giai đoạn 2014-2017, PVC đã đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ của các khách hàng trong và ngoài ngành với tổng số tiền thu được khoảng 689,45 tỷ đồng, riêng năm 2017 thu được khoảng 212,6 tỷ đồng.

Thông qua tái cơ cấu, PVC đã rút gọn từ 40 đơn vị xuống còn 29 đơn vị. Giá trị thoái vốn tại các đơn vị trong giai đoạn này đã đạt trên 303,2 tỷ đồng, góp phần không nhỏ để PVC cân đối nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một tín hiệu vui là ngày 27/12/2017, PVC đã thoái vốn thành công tại Công ty Đầu tư Dầu khí Nha Trang, thu về giá trị khoảng 330 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận đạt được hơn 30 tỷ đồng...

Ngành dầu khí nhìn nhận, năm 2018, giá dầu thô trên thị trường thế giới chưa có xu hướng tăng trở lại, do đó, nhiều khó khăn, thách thức tiếp tục được đặt ra với các DN trong ngành. Lãnh đạo PVN chỉ đạo, các đơn vị trực thuộc cần tích cực, chủ động tập trung các nguồn lực để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2018. Đồng thời, cần nhanh chóng tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới, tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả đầu tư để cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, tạo động lực phát triển bền vững trong tương lai.

PHÚC KHANG
Theo Báo Kiểm toán số 01 ra ngày 04-01-2018
Cùng chuyên mục
  • Khắc phục bất cập, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016" là Chuyên đề giám sát tối cao và duy nhất của Quốc hội trong năm 2018. Theo đó, nhiều DN, tập đoàn, tổng công ty lớn sẽ là đối tượng của cuộc giám sát này.
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam:  Nhiều động lực cho tăng trưởng
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thị trường chứng khoán năm 2017 được đánh giá với nhiều điểm nổi bật: chỉ số VN-Index (chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM) tăng trưởng mạnh, từ 665 điểm lên 926 điểm, tương đương với mức tăng khoảng 40%; tỷ trọng vốn hóa tăng từ 35% GDP năm 2015 lên mức 65% GDP trong năm 2017; thanh khoản tăng gấp đôi năm 2016; các nhà đầu tư ngoại tích cực mua ròng với tổng giá trị danh mục đầu tư gián tiếp tăng khoảng 47%. Các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường cũng được đánh giá là cải thiện rất nhiều cả về số lượng và chất lượng.
  • Lọc hóa dầu Bình Sơn:  Thời điểm “vàng” để IPO
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Chúng tôi đã sẵn sàng cho IPO”, đó là khẳng định của Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị điều hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất - đưa ra với báo giới vào giữa tháng 12/2017. Với tổng tài sản lên đến 3,2 tỷ USD, BSR trở thành DNNN có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
  • Thủy sản cần nỗ lực thoát  "thẻ vàng" từ EU
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cuối tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức rút "thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp, cũng như đáp ứng quy định của EU (IUU). Theo đó, sau 6 tháng, nếu Việt Nam không có những biện pháp khắc phục thì EU sẽ rút “thẻ đỏ”, đồng nghĩa với việc Việt Nam bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang thị trường EU.
  • Triển vọng kinh doanh tiếp đà khởi sắc
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả khảo sát 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2017 cho thấy, có tới gần 65% DN lớn dự định mở rộng sang các dự án, lĩnh vực kinh doanh mới (start-up) trong 2 năm 2018 và 2019. Hai lựa chọn được các DN lớn hướng tới nhiều nhất là tìm kiếm thị trường mới (68%) và sẽ thực hiện các dự án liên doanh, liên kết (57%). Nhiều DN lớn “bật mí” sẽ thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập, cũng như mạnh tay chi vốn đầu tư cho các start-up giàu triển vọng.
Doanh nghiệp ngành dầu khí nỗ lực vượt khó khăn