CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt

(BKTO) - Ngày 2/7, tại Hà Nội, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay cùng phối hợp tổ chức hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.



Phát biểu tại Hội thảo, ông Thào Xuân Sùng khẳng định, Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thể hiện sự chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việc nhận diện rõ hơn những cơ hội và thách thức của nông sản Việt Nam trong CPTPP sẽ góp phần tăng cường nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp, ngành, DN và nông dân đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn.

Việc CPTPP đi vào thực hiện với 11 thành viên sẽ tác động sâu sắc hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp, nông dân, bởi đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) do lớn thứ 3 trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức được thuận lợi, cơ hội, cũng như khó khăn, thách thức, nhất là lĩnh vực thương mại nông sản khi Việt Nam ngày càng đi sâu vào CPTPP để vượt qua khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi to lớn và có lợi cho người nông dân.
                
   

Quang cảnh Hội thảo - Ảnh: Danviet.vn

   
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay và được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam. Để tận dụng tốt các cơ hội và đối phó hiệu quả với các thách thức mà các FTA mang lại là vấn đề mà Chính phủ, DN và người dân cần sẵn sàng chuẩn bị càng sớm càng tốt.

Theo đánh giá của các chuyên gia, về cơ bản CPTPP sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều ngành hàng, trong đó có nông sản Việt, nhất là các thị trường mà Việt Nam chưa có FTA song phương nhờ những ưu đãi về thuế quan. Đồng thời, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao động… cũng sẽ là động lực hàng nông sản Việt Nam để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. CPTPP sẽ giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư (cả vốn đầu tư của nước ngoài và tư nhân trong nước) cho nông nghiệp.

Tuy nhiên, nông sản Việt vẫn còn nhiều hạn chế như: chất lượng tái cơ cấu nông nghiệp ở một số địa phương còn thấp; sản xuất chưa gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương phát triển thiếu bền vững; hạ tầng cho nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế… Hầu hết nông sản Việt hiện nay mới được xuất khẩu dưới dạng thô; hoạt động xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương còn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều nhà sản xuất, DN chưa quan tâm tới bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản và rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đối thoại, trao đổi một số vấn đề cơ bản. Cụ thể, nhận diện về tình trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay của Việt Nam, bao gồm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xuất khẩu thô và chế biến. Xu hướng và triển vọng của tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong CPTPP sẽ diễn biến như thế nào; cơ hội, thời cơ, thách thức, khó khăn như thế nào khi CPTPP tác động đến sản xuất, tiêu thụ nông sản của Việt Nam? Kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới đối với tiêu thụ nông sản cho nông dân và vận dụng vào Việt Nam? Đồng thời, đề xuất các giải pháp giúp lao động nông nghiệp và người nông dân tận dụng được lợi thế, cơ hội của CPTPP, vượt qua thách thức, khó khăn mà CPTPP tác động tới; tình hình xây dựng, vận hành các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay ra sao, ở mức độ nào, có cần điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, ngành hàng và cần làm gì để các chuỗi giá trị nông sản thích ứng với các tiêu chuẩn cao của CPTPP…
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Petrolimex đẩy mạnh hợp tác với đối tác Nhật Bản
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa cho biết, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Petrolimex và Tập đoàn JXTG Tsutomu Sugimori (Nhật Bản) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nghiên cứu trong lĩnh vực LNG & Gas tại Việt Nam.
  • Cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, EU từ EVFTA và EVIPA
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngay sau nửa ngày Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam- EU (EVIPA), Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức “Đối thoại về Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu: Cơ hội cho doanh nghiệp” vào sáng 01/7, tại Hà Nội.
  • DNNN phải thực hiện đúng quy định về công bố thông tin
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc triển khai đầy đủ, đúng quy định về công bố thông tin tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015.
  • Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kể từ đầu tháng 5/2019, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trở lại với các đợt áp thuế qua lại lẫn nhau, tạo cơ hội lớn cho Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may, da giày. Cuối tháng 6 này, nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận nào thì dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh.
  • Phát triển nhanh và bền vững: Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2019 được tổ chức tại Hà Nội, ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng các đại biểu trong nước và quốc tế đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng DN đối với sự phát triển nhanh gắn với bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và kinh tế thế giới có nhiều biến động.
CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt