CPI quý I tăng thấp nhất 3 năm qua

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể, tốc độ tăng CPI bình quân quý I năm 2017 tăng 4,96%; năm 2018 tăng 2,82%; năm 2019 tăng 2,63%.



So với tháng 12/2018, CPI tháng 3/2019 tăng 0,69% và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng cục Thống kê đánh giá, CPI quý I năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong những tháng đầu năm tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,75%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,85% (tác động làm CPI chung tăng 0,03%); giá nhóm du lịch trọn gói tăng 5,2% và một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt, thép...
                
   

Nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng trong những tháng đầu năm 2019

   
Tuy nhiên, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI quý I là giá xăng dầu được điều chỉnh giảm làm chỉ số giá xăng dầu giảm 8,22% (tác động làm CPI giảm 0,34%); giá gas điều chỉnh theo giá thế giới làm giá gas trong nước giảm 2,15% (tác động làm CPI giảm 0,03%); giá nhóm giáo dục điều chỉnh giảm mức thu học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND TP.Hồ Chí Minh góp phần làm CPI chung giảm 0,55%.
         
Tính riêng tháng 3/2019, CPI giảm 0,21% so với tháng trước, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhiều nhất với 1,42% làm CPI chung giảm 0,51%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,17%; văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,09%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,08%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,03%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm giao thông tăng 2,22% (tác động làm CPI tăng 0,23%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%.
QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Cạnh tranh ngày càng “nóng” trên thị trường bán lẻ
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tiềm năng tăng trưởng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam được các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Tuy nhiên, các DN trong nước có tận dụng được cơ hội để phát triển, chiếm lĩnh thị phần hay không vẫn là thách thức lớn.
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo: Sản xuất và tiêu thụ tăng nhưng áp lực tồn kho vẫn lớn
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sản xuất công nghiệp quý I/2019 đạt mức tăng trưởng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là điểm sáng, đóng góp chính vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Thêm tín hiệu đáng mừng là ngành khai khoáng tiếp tục xu hướng giảm, khẳng định nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên.
  • Nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ và đường thủy nội địa
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 28/3, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Australia tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ Việt Nam và Chiến lược Phát triển bền vững ngành vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.
  • Sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN lĩnh vực văn hóa: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo  an toàn vốn nhà nước
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các DNNN do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) quản lý có kết quả kinh doanh thấp, thường xuyên thua lỗ. Trong khi đó, việc thực hiện chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) các DN này đang rất chậm và kém hiệu quả.
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tận dụng nền tảng kỹ thuật số để tiếp tục phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng phi thường trong lĩnh vực bán lẻ. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai khi Việt Nam có tới 40% dân số dưới độ tuổi 24 và hành vi tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ. Theo ước tính đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia ở khu vực Đông Nam Á, điều này đồng nghĩa với việc các kênh bán lẻ kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
CPI quý I tăng thấp nhất 3 năm qua