Công nghiệp chế biến, chế tạo: Sản xuất và tiêu thụ tăng nhưng áp lực tồn kho vẫn lớn

(BKTO) - Sản xuất công nghiệp quý I/2019 đạt mức tăng trưởng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là điểm sáng, đóng góp chính vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Thêm tín hiệu đáng mừng là ngành khai khoáng tiếp tục xu hướng giảm, khẳng định nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên.



Theo Tổng cục Thống kê, tính riêng tháng 3 năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 27,6% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 0,4%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%.

Tính chung quý I/2019, IIP ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 12,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn cao hơn mức tăng 7,4% và 4,8% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 11,1%, đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung, tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 15,7% của cùng kỳ năm 2018. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Riêng ngành khai khoáng giảm 2,2% (chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6,2%), làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.
                
   

Sản xuất và phân phối điện quý I/2019 tăng 9,4%

   
Trong quý I/2019, chỉ số sản xuất công nghiệp của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thanh Hóa có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 51,2% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018; Trà Vinh tăng 40,4% do Công ty Nhiệt điện Duyên hải tăng sản lượng điện sản xuất…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến quý I/2019 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 115%; sản xuất kim loại tăng 23,9%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 18,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,6%; sản xuất đồ uống tăng 12,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 10%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm như dệt tăng 2,8%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 0,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 0,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 4,7%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2019 tăng 15,6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2018 tăng 13,5%).Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2019 là 72,9% (cùng kỳ năm trước là 68,2%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như dệt 292,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 135,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 95,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 78,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 76,8%; sản xuất, chế biến thực phẩm 75,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 75%.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ và đường thủy nội địa
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 28/3, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Australia tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ Việt Nam và Chiến lược Phát triển bền vững ngành vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.
  • Sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN lĩnh vực văn hóa: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo  an toàn vốn nhà nước
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các DNNN do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) quản lý có kết quả kinh doanh thấp, thường xuyên thua lỗ. Trong khi đó, việc thực hiện chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) các DN này đang rất chậm và kém hiệu quả.
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tận dụng nền tảng kỹ thuật số để tiếp tục phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng phi thường trong lĩnh vực bán lẻ. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai khi Việt Nam có tới 40% dân số dưới độ tuổi 24 và hành vi tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ. Theo ước tính đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia ở khu vực Đông Nam Á, điều này đồng nghĩa với việc các kênh bán lẻ kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Năng suất lao động thấp, Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đây là nhận định được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Tăng năng suất lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức chiều ngày 21/3, tại Hà Nội.
  • Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam năm 2018 tăng 9,3%
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á ấn bản mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa được công bố nhận định: Tâm lý nhà đầu tư đối với các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi đã được cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những quan ngại về sự ổn định tài chính trong khu vực.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Sản xuất và tiêu thụ tăng nhưng áp lực tồn kho vẫn lớn