Cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng gặp khó về nhân lực và công nghệ

(BKTO) - Ngày 5/12, cùng với việc công bố danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018, Vietnam Report đồng thời chia sẻ kết quả khảo sát cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được tiến hành vào tháng 11/2018, trong đó nêu bật một số vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải có giải pháp ứng phó.



Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo kết quả điều tra, Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và những hệ lụy có liên quan đang là rủi ro lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp lớn Việt Nam. Có tới 63,3% ý kiến đánh giá cho rằng những sự bất khả đoán từ căng thẳng địa chính trị đã và đang gây những khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh rủi ro từ môi trường quốc tế, những khó khăn nội tại như thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, thủ tục hành chính phức tạp và chính sách hỗ trợ cạnh tranh yếu là những mối bận tâm lớn nhất của doanh nghiệp giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, đánh giá về tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh năm nay, 48,3% doanh nghiệp đánh giá ổn định, 41,4% doanh nghiệp nhận định tốt lên và 10,3% báo cáo kết quả giảm.
                
   

Top 5 rào cản, thách thức ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2018

   
Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp cho rằng, Top 3 chính sách đạt hiệu quả cao trong việc tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp là Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế (79,3%); Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, đánh giá cán bộ (50%) và Cải cách thủ tục hành chính (48,3%).

Kết quả này được đánh giá trong bối cảnh năm 2018, Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng chỉ số thương mại bền vững (trong 19 nền kinh tế châu Á và Mỹ), nằm trong các nước được đánh giá cao về mức độ mở cửa thị trường. Đặc biệt, việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới đây đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ phía các doanh nghiệp. Không chỉ mở cửa mạnh mẽ thị trường hàng hóa- dịch vụ- đầu tư, tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp hưởng lợi thuế quan, CPTPP còn hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao nội lực, đẩy mạnh các quy chuẩn như sở hữu trí tuệ, đồng thời giải quyết tranh chấp và phòng vệ thương mại.

Đầu tư cho công nghệ còn hạn chế

Nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách nhận định rằng, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế thông qua CPTPP cùng với làn sóng chuyển đổi công nghệ giúp sẽ Việt Nam trở thành một địa chỉ hấp dẫn về đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt phải chuẩn bị năng lực đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ số trong các mảng tài chính/kế toán, bán hàng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển với tỉ lệ trung bình khoảng 71,2% doanh nghiệp đang ứng dụng; trong khi đó các mảng về dịch vụ, logistics chưa nhận được nhiều chú trọng của doanh nghiệp (tỷ lệ ứng dụng trung bình xấp xỉ 35%).

Thách thức được chỉ ra là doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại kĩ thuật số. Gần 70% doanh nghiệp phản hồi khảo sát cho rằng đây là rào cản lớn nhất, cấp bách nhất sau khi xem xét quá trình tiếp cận, ứng dụng công nghệ thực tiễn tại doanh nghiệp. Đánh giá về kỹ năng nhân viên trong thời đại số, doanh nghiệp nhận định khả năng sử dụng công nghệ tự động hóa, khả năng phân tích dữ liệu, tư duy hệ thống là các kĩ năng người lao động nói chung còn yếu, tương ứng với 35,7%, 21,7%, 17,9% phản hồi của doanh nghiệp.
                
   

Định hướng đầu tư của doanh nghiệp cho các công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh (Đơn vị: %)

   
Chia sẻ về tiềm năng đầu tư cho các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cho biết, 3 công nghệ được họ chú trọng nhất sẽ là Công nghệ di động (Mobility) (27,6%), Cảm biến thông minh (Smart sensors) (20,7%) và Điện toán đám mây (Cloud Computing) (17,2%). Các doanh nghiệp nhận định, 3 công nghệ này sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp có xu hướng gia tăng đầu tư trong thời gian tới.

Tuy vậy, kết quả phản hồi cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn đầu tư cho các công nghệ tiên tiến còn thấp, hiện tại có gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa đầu tư cho bất kì công nghệ 4.0 nào.
         
Mặc dù bức tranh kinh tế giai đoạn tới được nhiều chuyên gia nhận định sẽ tăng trưởng khá, nhưng nhiều doanh nghiệp thể hiện sự dè dặt trong dự báo triển vọng kinh doanh. Có tới 50% doanh nghiệp dự báo kết quả sản xuất kinh doanh đầu năm 2019 sẽ chỉ ở mức cơ bản ổn định, trong đó 37% cho rằng chi phí sẽ tăng lên và 18,5% dự đoán lợi nhuận sẽ giảm.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Vietnam Report công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã vươn lên dành vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng 500 DN lớn nhất Việt Nam (VNR 500) năm 2018 và vị trí dẫn đầu Bảng xếp hạng 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2018 thuộc về Tập đoàn Vingroup - theo kết quả công bố ngày 5/12 của Vietnam Report.
  • Ra mắt ấn phẩm ‘đặc biệt’ về chính sách kinh tế Việt Nam
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong lời tựa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tài liệu Khung chính sách kinh tế Việt Nam gửi đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nhà quản lý và mọi người dân Việt Nam một thông điệp rõ ràng.
  • Hiện thực hóa mục tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam- Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kiến diễn ra từ ngày 04-07/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ tham gia đoàn tháp tùng và cùng ông Yunmo Sung, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ký kết Chương trình hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.
  • 11 tháng, doanh thu du lịch đạt hơn 550 nghìn tỷ đồng
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tổng cục Du lịch cho biết, ước tính khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11/2018 đạt trên 1,3 triệu lượt, tăng 8% so với tháng 10/2018 và tăng 11% so với tháng 11/2017.
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vật liệu xây dựng phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhận định về thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) của Việt Nam tại buổi họp báo về Triển lãm quốc tế VIETBUILD lần thứ 3 vừa diễn ra, ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho rằng: Thị trường BĐS đang có tốc độ phát triển chững lại và một trong những giải pháp đối với các công ty trong ngành VLXD Việt Nam là đẩy mạnh công tác marketing - tiếp thị.
Cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng gặp khó về nhân lực và công nghệ