Chuẩn hóa người làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ASEAN



Ngày 10/12 tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức hội thảo “Góp ý chương trình đào tạo người đào tạo tại doanh nghiệp”.
                
   

Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

   

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Vấn đề đào tạo tại DN trong gắn kết với DN đã được đặt ra, tuy nhiên làm thế nào để thực hiện có hiệu quả công tác này là một vấn đề mới. GIZ đã hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chuẩn về người dạy nghề trong DN tại các nước ASEAN, đây được coi là bộ khung để các nước ASEAN căn cứ tham khảo xây dựng chương trình đào tạo cho những người đào tạo nghề trong DN.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện DN đã nhấn mạnh đến yêu cầu cần thiết phải có đội ngũ lao động chất lượng cao.Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, đó sẽ là nguồn vốn quan trọng của DN. Do đó, đào tạo tại DN nhằm phát triển kỹ năng, nâng cao năng lực của người lao động chính là giải pháp sống còn của DN.

Chuyên gia Nguyễn Thế Dũng - thành viên tổ tư vấn của GIZ cho biết, đào tạo tại DN bao gồm tất cả các hoạt động đào tạo do DN lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện cho người lao động của mình, hoặc cho người học nghề, người học tập trong khuôn khổ liên kết với đối tác bên ngoài nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia, đại biểu cũng tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh nội dung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn người đào tạo tại DN cho các nước ASEAN và nhu cầu cũng như bối cảnh ở Việt Nam. Theo đó, đa số ý kiến cho rằng chương trình đào tạo đã cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ của người đào tạo tại DN, tương thích với khung đào tạo đào tạo viên của ASEAN.

Tuy nhiên, một số nội dung trong chương trình đào tạo còn chung chung cần được chi tiết, cụ thể. Việc đánh giá người học cần có tiêu chí rõ ràng. Bên cạnh đó, để triển khai thực tế tại DN, chương trình đào tạo này cần thời lượng phù hợp theo từng đối tượng, vị trí việc làm cụ thể của người đào tạo tại DN; giá trị, tính phổ biến của văn bằng, chứng chỉ cấp cho người đào tạo tại DN sau khi kết thúc khóa đào tạo trong hệ thống văn bằng chứng chỉ quốc dân,…

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • “Treo” sổ hồng chung cư:  Người dân có quyền khởi kiện chủ đầu tư
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Một vấn đề khá phổ biến hiện nay là tình trạng người dân mua căn hộ chung cư đã nộp tới 95%, thậm chí đã thanh toán 100% giá trị căn hộ nhưng việc cấp sổ hồng vẫn bị “treo” trong thời gian dài, nhất là tại các dự án có sai phạm về mật độ xây dựng, sai quy hoạch thiết kế…
  • Ngăn chặn và đẩy lùi xăng dầu giả, kém chất lượng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Xăng dầu giả, thiệt hại thật” là điều được các chuyên gia, nhà quản lý, DN sản xuất, kinh doanh xăng dầu lớn khẳng định với công chúng trước bối cảnh xăng giả, xăng kém chất lượng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhiều đường dây sản xuất, buôn bán xăng kém chất lượng, xăng không rõ nguồn gốc bị phát hiện và xử lý…
  • Đơn hàng dệt may cho năm 2020 giảm mạnh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 khả quan, ước đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ, nhưng Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đơn hàng cho năm 2020 của nhiều doanh nghiệp trong ngành đang bị giảm.
  • VCCI tổ chức Diễn đàn Kinh tế 2020
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Chiều 05/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Diễn đàn kinh tế 2020: “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới”. Sự kiện thu hút nhiều chuyên gia và đông đảo các nhà doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước tham dự.
  • Tăng nhập khẩu dầu thô Azeri cho NMLD Dung Quất
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thêm một bản Hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công ty SOCAR Trading (Azerbaijan) ký kết với khối lượng cung cấp 5 triệu thùng trong nửa đầu năm 2020.
Chuẩn hóa người làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ASEAN