Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 giảm mạnh

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2020 ước tính giảm 13,3% so với tháng trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.



                
   

Chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua - Ảnh minh họa: chinhphu.vn

   

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2020 ước tính giảm 13,3% so với tháng trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 10,7%; ngành chế biến, chế tạo giảm 11,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 6,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%.

Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP ước tính tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 3%, đóng góp 2,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,9%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,8%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, tình trạng thiếu nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ giảm 14,2%; sản xuất đồ uống giảm 13,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,8%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 9,3%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 8,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 8,2%; sản xuất trang phục giảm 6,3%; sản xuất thiết bị điện giảm 3,6%; sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại khác giảm 1,8%;...

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 4 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25,9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16,9% (sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18%); khai thác quặng kim loại tăng 16,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8,2%...

Cùng với đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng giảm sâu và tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Bia giảm 24,1%; ô tô giảm 23,8%; đường kính giảm 23,5%; xe máy giảm 16,6%; dầu thô khai thác giảm 12%; khí hóa lỏng LPG giảm 11,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9,8%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,5%; thức ăn gia súc giảm 7,8%; sắt thép thô giảm 7,1%; quần áo mặc thường giảm 5,9%; giày, dép da giảm 4,9%; thép cán giảm 4%;...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 28,5%; bột ngọt tăng 19,2%; xăng dầu các loại tăng 13,9%; phân u rê tăng 11,7%; thép thanh, thép góc tăng 7,7%; than sạch và nước máy thương phẩm cùng tăng 5,5%.

Theo Tồng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 sụt giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 làm cho phần lớn các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Cụ thể, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2020 giảm 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 2,3%), trong đó lao động khu vực DNNN và doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng giảm 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,7%.

Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 3,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,1%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,7%.
PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Nhập khẩu ô tô tăng mạnh, chính sách nội địa hóa mất lợi thế
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước thời gian qua mặc dù đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng hiện nay không còn duy trì được lợi thế do lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay.
  • 4 tháng, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được hơn 9.200 tỷ đồng vốn đầu tư công
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Bộ Giao thông vận tải, tổng kế hoạch giải ngân năm 2020 của Bộ khoảng 37.438 tỷ đồng, đến nay, Bộ đã giao chi tiết kế hoạch năm 2020 được 31.689 tỷ đồng, đạt 94,2% kế hoạch năm 2020 được giao. Còn lại khoảng 1.960 tỷ đồng cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục liên quan để giao chi tiết.
  • Hội nghị với Thủ tướng không phải dịp ‘than nghèo, kể khổ’
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 6/5, chủ trì cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây không phải dịp “than nghèo, kể khổ” mà là cần phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, đưa đất nước tiến lên.
  • Hải quan khó hoàn thành chỉ tiêu thu do ảnh hưởng dịch Covid-19
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xuất nhập khẩu (XNK) đình trệ..., tác động đến tình hình thu ngân sách của ngành Hải quan. Theo nhận định của Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan), với tình hình này, công tác thu nộp ngân sách năm 2020 của ngành Hải quan đặt ra nhiều thách thức và khó có khả năng hoàn thành chỉ tiêu được giao.
  • Giảm từ 20 đến 50% phí, lệ phí đối với một số lĩnh vực
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 05/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành 03 Thông tư số 34, 35, 36/TT-BTC. Theo đó, Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20-50% đối với một số lĩnh vực như: Xây dựng, Du lịch, Tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 giảm mạnh