Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp nhất trong nhiều năm
Thứ Hai, 03/08/2020 13:05:00
(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2020 chỉ tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, không đạt được mức tăng đột phá trong thời kỳ Covid-19 như tháng 6/2020. Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
![]() |
7 tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019 - Ảnh minh họa |
Tính chung 7 tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,2% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%), đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,8%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Tổng cục Thống kê chỉ rõ, sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, bất ổn do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 42,7%; sản xuất xe có động cơ giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,9%; sản xuất đồ uống giảm 6,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 6,1%; sản xuất trang phục giảm 4,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 4,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3,4%; sản xuất kim loại giảm 2%...
Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 15,9% (sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16,7%); khai thác quặng kim loại tăng 15,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất cùng tăng 7,4%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, có một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước gồm: Đường kính giảm 23,1%; ô tô giảm 22,3%; bia giảm 14,9%; dầu thô khai thác giảm 14,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 10,3%; sắt thép thô giảm 9,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 8,8%; xe máy giảm 7,7%; quần áo mặc thường giảm 7,1%; điện thoại di động giảm 6,3%; khí hóa lỏng LPG giảm 5,4%; thép cán giảm 4,9%; thức ăn cho gia súc giảm 3,9%; alumin tăng 1,2%; điện sản xuất tăng 2%; sơn hóa học tăng 2,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,9%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Xăng dầu các loại tăng 18,6%; thép thanh, thép góc tăng 13,8%; ti vi tăng 12,4%; linh kiện điện thoại tăng 11,4%; bột ngọt tăng 10,5%; phân ure tăng 9%; thuốc lá điếu tăng 7,4%; nước máy thương phẩm tăng 5,4%.
Tổng cục Thống kê cho biết, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2020 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực DNNN giảm 1,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%.
PHÙNG NGUYÊN
Tin cùng chuyên mục
-
Lợi nhuận Quý IV/2020 của BSR vượt mức 1.200 tỷ đồng
-
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá thành công
-
Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
-
Bắc Ninh: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác để phát triển
-
Ban hành Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
-
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI từ 2,5-3 tỷ USD trong năm 2021
-
Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021
-
Việt Nam xuất khẩu 1,37 tỷ khẩu trang y tế năm 2020
-
Tôn vinh 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 10 Công ty uy tín các ngành
-
Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02 trước ngày 20/1
Đọc nhiều nhất
-
Lãnh đạo toàn diện hoạt động kiểm toán với phương châm quyết liệt, khoa học, thận trọng, chặt chẽ
-
Hướng dẫn kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Lãnh đạo thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
KTNN ban hành Quy định kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Nâng cao toàn diện hoạt động, phát huy vai trò công cụ kiểm tra, giám sát hữu hiệu của Đảng, Nhà nước
-
Phát huy giá trị cốt lõi "Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng", tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước