Bất cập trong quy hoạch hệ thống cảng cạn

(BKTO) - Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 2223/QĐ-TTg (Quyết định 2223), phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống ICD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 nhằm phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) để đáp ứng nhu cầu xuất, nhậpkhẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóađược vận chuyển bằng container. Tuy nhiên, Quy hoạch này rất khó triển khai vàcó phần mâu thuẫn với thực tế phát triển hiện nay.




Theo Bộ GTVT, quy hoạch phát triển hệ thống ICD hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh. Ảnh: TK
Cần thiết phải phát triển hệ thống ICD

Cảng cạn được coi là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại các cảng biển. Thống kê của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cho thấy, hiện cả nước có 20 ICD và các điểm thông quan nội địa hoạt động như ICD, tập trung tại miền Bắc và miền Nam. Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 ICD kết nối với cảng biển Hải Phòng, chủ yếu các ICD có kết nối đường bộ, chỉ duy nhất một ICD Lào Cai có kết nối đường sắt. Còn khu vực miền Nam có 10 ICD kết nối với các cảng biển Vũng Tàu và TP.HCM với 7 ICD kết nối với đường thủy nội địa.

ICD là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng GTVT gắn liền với hoạt động của cảng biển và hệ thống các kết cấu hạ tầng khác, việc phát triển ICD phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, địa phương. Vì thế, cần thiết phải phát triển hệ thống ICD để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container. Nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống ICD đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông quan cho các cảng biển; tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, giảm chi phí vận chuyển, thời gian lưu hàng tại cảng biển và đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ách tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Bộc lộ nhiều bất cập

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, quy hoạch phát triển hệ thống ICD hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, tại mỗi khu vực Bắc, Trung, Nam xác định số lượng ICD quá ít, không phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế (đầu tư ICD và cơ sở hạ tầng kết nối không đáp ứng tiêu chí ICD phải được kết nối cảng biển ít nhất 2 phương thức vận tải để tạo điều kiện vận tải đa phương thức, ưu tiên vị trí ICD gắn với phương thức có năng lực vận tải cao). Một số địa phương có cảng biển nhưng do địa bàn rộng, khoảng cách từ một số vùng đến cảng biển là khá xa, có nhu cầu phát triển ICD, tiêu chí cơ bản đáp ứng yêu cầu nhưng chưa được quy hoạch phát triển ICD. Hiện nay, các cảng biển có diện tích kho bãi hẹp, có nhu cầu hình thành ICD ngay tại khu bãi sau cảng, tại khu công nghiệp lân cận cảng biển để hỗ trợ năng lực thông qua hàng hóa nhưng chưa được định hướng phát triển tại Quy hoạch hiện hành.

Bên cạnh đó, qua phân tích nhu cầu và hiện trạng phát triển ICD tại Việt Nam, đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, khó khăn nhất là việc kết nối ICD với các phương thức vận tải; cùng với đó là việc thực hiện theo đúng 13 vị trí xác định sơ bộ trong quy hoạch có phần mâu thuẫn với thực tế phát triển hiện nay.

Cụ thể, việc hình thành và phát triển 13 vị trí ICD có quy mô diện tích 70 đến 400 ha trên phạm vi cả nước là chưa hợp lý, mặc dù có thể đáp ứng về mặt nhu cầu dịch vụ nhưng sẽ không hợp phù hợp ở một số khu vực và hành lang vận tải container chính, đặc biệt khu vực Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai - những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và nhu cầu phát triển hệ thống ICD hỗ trợ cho cảng biển là rất lớn.

Trước sự bất cập trên, Bộ GTVT đã kiến nghị và được Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống ICD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Lãnh đạo Bộ GTVT nhận định, các đơn vị liên quan cần khẩn trương hoàn chỉnh nội dung Dự thảo điều chỉnh Quyết định số 2223. Đồng thời, đơn vị tư vấn cần bổ sung, hoàn thiện nội dung Đề án Quy hoạch chi tiết; chỉnh sửa nội dung Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, việc đầu tư sẽ kêu gọi xã hội hóa từ nguồn lực tư nhân, sẽ không có sự hỗ trợ của Nhà nước; phối hợp với địa phương có ICD được kết nối với ít nhất 2 phương thức vận tải trong đó ưu tiên nhất là đường bộ và đường thủy nội địa, đối với những trường hợp chỉ có một phương thức vận tải thì phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để tránh sau này tạo gánh nặng cho đường bộ và gây ách tắc giao thông, tai nạn giao thông.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Xuất khẩu rau, quả - Điểm sáng cho ngành Nông nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành nông nghiệp Việt Namđang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ những diễn biến bất lợi của khí hậucực đoan và thị trường xuất khẩu. Trong bức tranh nhiều màu tối đó, rau quả vàtrái cây là những mặt hàng xuất khẩu được dự báo là có triển vọng nhất củangành nông nghiệp Việt Namtrong năm 2016. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Triểnvọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016” được tổ chức mới đây tại HàNội.
  • Doanh nghiệp nội và bài toán giữ vững thị trường bán lẻ
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo phân tích của các chuyên gia và DN trong ngành, dưđịa phát triển của thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn. Điều này được minh chứng qua những số liệu cụ thể: tổng mức lưu chuyển hànghóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tại Việt Nam giai đoạn2006-2010 tăng bình quân 25,4%, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân khoảng 16%.Tốc độ tăng tuy có chậm lạinhưng vẫn là một mức tương đối khả quan trong tình hình sức mua vẫn còn yếu.
  • Cùng có trách nhiệm với an toàn vệ sinh thực phẩm
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những hồi chuông báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang tiếptục được nhiều đơn vị, tổ chức gióng lên, nối tiếp chuỗi sự kiện tuyên chiếnchống thực phẩm bẩn của Chính phủ và nhiều Bộ, ngành, cơ quan.
  • Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 29/4, tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), tân Thủ tướng NguyễnXuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Cùng tham dự có cácPhó Thủ tướng: Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam;lãnh đạo của các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo các DN trong nước, DN có vốnđầu tư nước ngoài, đại diện Hiệp hội DN.
  • “Đánh thức” DN trong vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia TPP
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam tiến sâuhơn vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi phải thựchiện toàn bộ các cam kết trong Hiệp định. Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâmlà bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó thực thi quyền SHTT rất đượcchú trọng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn bị nhiều DN Việt Nam bỏ ngỏ.
Bất cập trong quy hoạch hệ thống cảng cạn