Tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức tốt Đại hội ASOSAI 14

(BKTO) - Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 sẽ diễn ra tại Hà Nội và một số địa phương lân cận từ ngày 19 - 22/9/2018. Như vậy, tính đến thời điểm này, KTNN chỉ còn khoảng một năm để hoàn tất công tác chuẩn bị. Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của sự kiện này, lãnh đạo KTNN đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để đảm bảo tổ chức thành công Đại hội ASOSAI 14.




Buổi lễ khai trương Trang thông tin chính thức của Đại hội ASOSAI 14.Ảnh: NGUYỄN LỘC
Đại hội ASOSAI 14 - sự kiện có ý nghĩa quan trọng

Đăng cai Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020 là một trong những mục tiêu quan trọng mà KTNN đặt ra trong Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2020. Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo Quốc hội, cùng với sự nỗ lực của KTNN trong việc ứng cử đăng cai Đại hội ASOSAI, tại Đại hội ASOSAI 13 diễn ra ở Malaysia vào năm 2015, KTNN Việt Nam đã được phê chuẩn là SAI chủ nhà của Đại hội ASOSAI 14 năm 2018, đồng thời là thành viên Ban Điều hành ASOSAI 14 giai đoạn 2015-2024, Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021.

Ngay sau đó, KTNN đã bắt tay vào việc xây dựng Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Ngày 25/01/2017, Đề án đã được UBTVQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 345/NQ-UBTVQH14. Theo đó, Đại hội ASOSAI 14 dự kiến sẽ có khoảng 350 đại biểu đến từ 46 quốc gia với cấp trưởng đoàn tương đương từ bộ trưởng trở lên tham dự. Trong khuôn khổ của Đại hội, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức, trong đó có Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”. Đại hội cũng sẽ thông qua Tuyên bố Hà Nội nhằm tổng kết những kết quả làm việc quan trọng nhất của Đại hội và phản ánh cam kết, hành động của cộng đồng ASOSAI đối với các mục tiêu phát triển của ASOSAI giai đoạn 2018-2021.

Đáng lưu ý, Đề án đã nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của việc KTNN là SAI chủ nhà của Đại hội ASOSAI 14. Đây là sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa hết sức quan trọng, minh chứng cho sự trưởng thành và phát triển của cơ quan KTNN còn khá trẻ trong phạm vi khu vực và thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là cơ hội cho KTNN Việt Nam tiếp thu, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm quốc tế tiên tiến, nguồn lực từ tổ chức ASOSAI nói chung cũng như các thành viên ASOSAI nói riêng để nâng cao năng lực cho KTNN Việt Nam.

Mặt khác, việc đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 sẽ là cơ hội để KTNN Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, tạo được sự tin cậy của các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế đối với năng lực tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, từ đó nâng uy tín, hình ảnh, tầm ảnh hưởng và vị thế của KTNN Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Đại hội được kỳ vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng khu vực và thế giới những văn kiện quan trọng bao gồm các chính sách, giải pháp và công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề trên cơ sở chủ đề chuyên môn lĩnh vực kiểm toán công được lựa chọn.

Hơn nữa, trong bối cảnh địa vị pháp lý của KTNN đã được hiến định theo thông lệ quốc tế, Đại hội ASOSAI 14 là điểm nhấn quan trọng, có tác động lan tỏa trong công chúng đối với việc nâng cao vai trò của KTNN - thiết chế giám sát độc lập, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, vững mạnh. Ngoài ra, Đại hội ASOSAI 14 còn là dịp để giới thiệu về hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển, đổi mới, năng động, thân thiện.

Tích cực chuẩn bị chu đáovề mọi mặt

Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa trên, UBTVQH đã ban hành Nghị Quyết 346/NQ-UBTVQH14 ngày 06/02/2017 về thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) tổ chức Đại hội ASOSAI 14 do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng Ban, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc làm Phó Trưởng ban thường trực và thành viên là đại diện lãnh đạo của KTNN và 12 Bộ, cơ quan và địa phương trong nước. BCĐ cũng đã họp lần thứ nhất vào cuối tháng 3/2017. Tại đây, Trưởng BCĐ Đại hội Phùng Quốc Hiển đã nêu cao tinh thần quyết tâm tổ chức Đại hội trọng thị, chuyên nghiệp, chu đáo, an toàn và tiết kiệm.

Sau đó, ngày 20/4/2017, Trưởng BCĐ Phùng Quốc Hiển đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-BCĐ về việc thành lập Ban tổ chức (BTC) Đại hội ASOSAI 14 do Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban và các Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Phó Trưởng Ban và 33 thành viên là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN, một số Bộ, ngành, cơ quan và địa phương có liên quan.

Cùng với đó, ngày 02/6/2017, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - Trưởng BTC Đại hội ASOSAI lần thứ 14 - đã ký, ban hành các quyết định thành lập Tổ Thư ký BCĐ và BTC Đại hội và các tiểu ban giúp việc cho BTC do các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Trưởng Tiểu ban, gồm: Thông tin - Tuyên truyền; Nội dung - Thư ký; Tài chính - Hậu cần; Lễ tân - Khánh tiết; An ninh - Y tế.

Nhằm chuẩn bị chu đáo các mặt công tác, đảm bảo tổ chức thành công Đại hội, ngày 07/7, BTC Đại hội ASOSAI 14 đã tiến hành cuộc họp lần thứ nhất để góp ý cho dự thảo Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội. Sau cuộc họp này, Trưởng BTC Đại hội Hồ Đức Phớc đã có Kết luận, trong đó yêu cầu BTC, các tiểu ban và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thực hiện chỉ đạo trên, các tiểu ban đã tiến hành các cuộc họp, nhằm thảo luận, thống nhất về các kế hoạch hoạt động, các đề án cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và dự trù kinh phí của từng tiểu ban. Theo báo cáo của bộ phận thường trực BTC Đại hội ASOSAI 14, đến nay, các tiểu ban đã triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể, Tiểu ban Nội dung - Thư ký đã tổng hợp và hoàn thiện Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 trên cơ sở Kế hoạch hoạt động chi tiết của các tiểu ban và Tổ Thư ký; phối hợp với SAI Malaysia (Chủ tịch ASOSAI) và SAI Hàn Quốc (Tổng Thư ký) hoàn thiện Chương trình khung và dự thảo các Chương trình chi tiết của Đại hội và các sự kiện liên quan; gửi Thư thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội ASOSAI 14 của BTC đến các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế.

Cùng với đó, Tiểu ban Tài chính - Hậu cần đã hướng dẫn, đôn đốc các tiểu ban xây dựng dự toán kinh phí, tổ chức rà soát, trao đổi với các tiểu ban để hoàn thiện và tổng hợp Dự toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 gửi Bộ Tài chính. Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền khai trương và vận hành Trang thông tin điện tử chính thức của Đại hội ASOSAI 14; thành lập Ban biên tập Website và ban hành Quy chế hoạt động của Ban biên tập; đăng tin, bài trên chuyên trang "Hướng tới Đại hội ASOSAI 14" của Báo Kiểm toán và cập nhật thông tin đăng trên Trang thông tin điện tử của Đại hội ASOSAI 14; hoàn thành thiết kế logo và triển khai xây dựng bộ nhận diện của Đại hội. Tổ Thư ký tổng hợp văn bản, tài liệu về ASOSAI, công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 để chia sẻ phục vụ các tiểu ban trong quá trình chuẩn bị Đại hội; dự thảo mẫu báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị Đại hội ASOSAI 14 gửi lấy ý kiến các tiểu ban.

Để chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công Đại hội ASOSAI 14, bộ phận Thường trực BTC Đại hội đã dự thảo Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến khi kết thúc Đại hội vào cuối năm 2018. Đồng thời, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị và tổ chức cho Đại hội ASOSAI diễn ra vào ngày 11/8 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo các Trưởng Tiểu ban quan tâm, đôn đốc các thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động đẩy nhanh tiến độ công việc, phối hợp và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Đại hội ASOSAI 14.

QUỲNH MAI
Theo Tuần Báo ra ngày 07-9-2017
Cùng chuyên mục
  • Chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015: Kỳ IV - Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2020
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhằm đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2020 phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu DNNN và cao hơn là tái cơ cấu nền kinh tế, những tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước, cũng như Danh mục DNNN phải thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2016-2020 đã được ban hành để làm cơ sở phân loại, sắp xếp các DNNN hiện có và tiếp tục bán vốn nhà nước tại DN. Những quy định mới này cũng phù hợp với kiến nghị của KTNN trong Báo cáo kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015.
  • Thu ngân sách nhà nước qua góc nhìn kiểm toán
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kiểm toán quyết toán thu NSNN năm 2015, KTNN đánh giá, các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành ngân sách nên kết quả thu NSNN năm 2015 cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ Quốc hội đề ra, song công tác quản lý và thu thuế vẫn còn không ít bất cập.
  • Chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015: Kỳ III - Sửa đổi quy định về đầu tư quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Như Báo Kiểm toán đã đề cập, sau khi kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015, KTNN đã kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 (Nghị định 91) về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Nghiêm túc thực hiện kiến nghị này, đến nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91 để trình Chính phủ ký ban hành.
  • Chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015: Kỳ II - Thống nhất nâng cao chất lượng, kết quả tái cơ cấu DNNN
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thông qua kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015, KTNN đã phát hiện và chỉ ra nhiều bất cập, trong đó điển hình là những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Đến thời điểm này, nhiều kiến nghị mà KTNN đưa ra đã được các cấp, ngành, cơ quan hữu quan chú trọng, chỉ đạo thực hiện.
  • Nâng cao chất lượng  Báo cáo kiểm toán
    6 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 16/8, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) thông qua Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG), KTNN đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán và công tác đảm bảo chất lượng kiểm toán. Dưới sự chủ trì của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa, Hội thảo có sự tham dự của hơn 80 đại biểu đến từ: Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, chuyên gia của USAID, lãnh đạo và Kiểm toán viên của các đơn vị trực thuộc KTNN.
Tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức tốt Đại hội ASOSAI 14