Nghiệm thu Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản”

(BKTO)- Chiều 06/12, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học KTNN đã tổ chức nghiệm thu Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản” do TS. Hoàng Văn Lương và TS. Lê Hoài Nam - KTNN chuyên ngành 2 - đồng Chủ nhiệm. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Đề tài.




                
   

Ban chủ nhiệm Đề tài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu

   

Theo Ban chủ nhiệm Đề tài, trong 5 năm gần đây, KTNN đã thực hiện nhiều hoạt động kiểm toán liên quan đến việc quản lý, khai thác khoáng sản, trong đó tập trung vào: kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí của các đơn vị quản lý nhà nước về khoáng sản; kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNN, tổng công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản; kiểm toán các chuyên đề, dự án liên quan đến quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn cả nước.

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã phát hiện một số sai phạm trong công tác quản lý khoáng sản, đặc biệt là công tác cấp phép, quản lý giấy phép khai thác khoáng sản của nhiều địa phương còn thiếu chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro thất thu cho NSNN.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán liên quan đến việc quản lý, khai thác khoáng sản trong thời gian qua còn một số hạn chế như: mới chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán đơn lẻ hoặc chuyên đề có phạm vi hẹp, thiếu tính bao quát và toàn diện trong cả nội dung và phạm vi kiểm toán; chưa có văn bản hướng dẫn kiểm toán đối với kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản; chưa tập trung đánh giá cơ chế, quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu đối với KTNN là cần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kiểm toán trong lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt là kiểm toán việc quản lý, khai thác khoáng sản.

Đề tài được kết cấu gồm 2 chương: Chương 1 - Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản của KTNN; Chương 2 - Hoàn thiện tổ chức kiểm toán việc quản lý, khai thác khoáng sản của KTNN.

Mục tiêu của Để tài là nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận chung về tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản; phân tích thực trạng tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán; xác định các phương pháp, nội dung kiểm toán chủ yếu.
                
   

Toàn cảnh buổinghiệm thu Đề tài

   

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên trong Hội đồng khoa học đã đánh giá: Đề tài có tính chất mới về lý luận kiểm toán theo chiều sâu và thực tiễn của KTNN; trình bày khá rõ về khái niệm tổ chức hoạt động kiểm toán, đặc điểm quản lý, khai thác khoáng sản. Các nghiên cứu bám sát nội dung Đề tài, đạt được những yêu cầu chính về hoàn thiện việc tổ chức cuộc kiểm toán quản lý và khai thác khoáng sản của KTNN.

Bên cạnh đó, Hội đồng khoa học cũng đóng góp nhiều ý kiến hữu ích đối với Ban đề tài như: hoàn thiện thêm các nội dung về tổ chức bộ máy kiểm toán, tổ chức công việc kiểm toán, phạm vi hoạt động của KTNN; tập trung phân tích rõ hơn về thực trạng tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản của KTNN; phân tích kinh nghiệm kiểm toán quốc tế; các giải pháp cần mở rộng hơn và bám sát với thực tiễn của KTNN.

Kết luận buổi nghiệm thu, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đánh giá: Đây là đề tài cần thiết đối với hoạt động kiểm toán của KTNN. Kết quả nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản, phân tích hạn chế, nguyên nhân và đề ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hoàn thiện việc tổ chức kiểm toán khai thác khoáng sản tại các đơn vị. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao Đề tài.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ban đề tài tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên trong Hội đồng nhằm nâng cao chất lượng của Đề tài và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn kiểm toán. Trong đó, Ban đề tài cần tập trung phân tích thêm về tổ chức hoạt động, mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán các cuộc kiểm toán chuyên đề về khoáng sản; bổ sung thêm kinh nghiệm quốc tế và trình bày rõ hơn về những đặc thù riêng của cuộc kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu thông qua và xếp loại Khá.

Tin và ảnh: THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh tiếp chuyên gia IDI
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Chiều 6/12, tại Hà Nội, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh đã có cuộc tiếp chuyên gia của Tổ chức sáng kiến phát triển INTOSAI (IDI) - bà Meresimani V. Vosawale - Trưởng Nhóm rà soát đảm bảo chất lượng (thuộc Chương trình hợp tác IDI-ASEANSAI) trong khuôn khổ Chương trình kiểm toán tài chính phối hợp dựa trên ISSAI tại ASEANSAI (gọi chung là Chương trình hợp tác IDI-ASEANSAI) do IDI tài trợ.
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước thăm và làm việc với Học viện Hành chính Quốc gia Pháp
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiều 03/12 (giờ địa phương), Đoàn Lãnh đạo cấp cao của KTNN Việt Nam do Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với Học viện Hành chính Quốc gia Pháp (ENA) tại thành phố Strasbourg, Pháp.
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc thăm và làm việc với Hạ viện Cộng hòa Pháp
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiều 02/12 (theo giờ địa phương), Đoàn Lãnh đạo cấp cao của KTNN Việt Nam do Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Hạ viện Cộng hòa Pháp tại Thủ đô Paris, Pháp.
  • Logistics giàu tiềm năng tăng trưởng,  hỗ trợ nâng cao giá trị nông sản
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tiềm năng phát triển của lĩnh vực logistics ở Việt Nam đã và đang được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng DN đánh giá cao, trong đó có lực đẩy đến từ việc logistics hỗ trợ nâng cao giá trị nông sản thông qua vai trò kết nối và sự tích hợp của kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn, cần phải có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để logistics phát triển.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Chương trình 135
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sau những đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) sẽ tiếp tục được triển khai giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí dự kiến lên tới hơn 94.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, để Chương trình thực sự tạo đột phá trong giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, các cơ quan chức năng cần chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn của Chương trình, cũng như nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị của KTNN.
Nghiệm thu Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổ chức kiểm toán quản lý, khai thác khoáng sản”