Kiểm toán thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế

(BKTO) - Hiện nay, có một số người còn cho rằng, kiểm tra thuế, phí, lệ phí chỉ thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế. Chúng tôi có thể hiểu và chia sẻ quan điểm này, vì theo Luật NSNN, cơ quan tài chính, cơ quan thu gồm Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình thu NSNN. Những cơ quan này phải đảm bảo thực hiện đúng luật thuế và các quy định khác về thuế, phí, lệ phí cũng như chu trình hạch toán, quyết toán thu NSNN. Nhận thức như thế cũng không hoàn toàn sai nhưng thực ra là chưa đủ và chưa thấu đáo.



         
Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát có tính nội bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nói chung và trong ngành tài chính nói riêng là để đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ của ngành - một chức năng rất quan trọng vốn có trong quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra và tự kiểm soát nội bộ của ngành thuế và hải quan không thể thay thế cho việc kiểm tra, xác nhận của một chủ thể độc lập, ở ngoài hệ thống quản lý và thu NSNN để kiểm tra, giám sát, từ đó có những ý kiến đánh giá khách quan quá trình quản lý thu NSNN. Chủ thể đó không ai khác chính là KTNN.

Xuất phát từ lợi ích quốc gia và của người dân đóng thuế, tài chính công mặc nhiên phải được kiểm tra, giám sát trong việc tạo lập, sử dụng các nguồn tài chính Nhà nước, các tài sản quốc gia của một cơ quan độc lập là nguyên lý có tính phổ quát trong một xã hội dân chủ.

KTNN chính là một bộ phận quan trọng cấu thành bộ máy và cơ chế kiểm soát tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ (trong đó có Bộ Tài chính, ngành thuế, hải quan) là cơ quan hành pháp, cùng với cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và các chủ thể khác, trong đó có KTNN, theo quy định của Hiến pháp và luật pháp phối hợp chặt chẽ trong một hệ thống quyền lực nhằm gia tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý, làm cho nền tài chính quốc gia phát triển ổn định, bền vững.

Hướng dẫn của INTOSAI, kinh nghiệm tốt của các SAI trên thế giới cũng như yêu cầu từ thực tiễn quản lý tài chính công và kiểm toán tài chính công đã giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện, từ đó đi đến sự thống nhất rằng, việc tổ chức kiểm toán thuế thực sự rất cần thiết và là một tất yếu khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp thực tiễn quản lý nền kinh tế thị trường trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Kiểm toán thuế góp phần quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, vừa chống thất thu thuế vừa giúp người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế trong thực thi pháp luật thuế; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế, đồng thời cải cách thủ tục hành chính thuế.

PGS,TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA
Q. Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, KTNN
Theo Báo Kiểm toán số 22 ra ngày 30-5-2019
Cùng chuyên mục
  • Bất cập trong quản lý thuế cần được  nhìn nhận thấu đáo để có giải pháp phù hợp
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Công tác quản lý thuế đã có nhiều chuyển đổi trong khâu tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện cũng như thủ tục hành chính… nhằm đảm bảo huy động nguồn lực và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cần có sự nhìn nhận thấu đáo để đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Kiểm toán nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp và những khó khăn cần tháo gỡ
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán thuế là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của mỗi cuộc kiểm toán. Đây là loại hình kiểm toán đặc biệt vì không chỉ thuần túy là kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của thông tin về số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số còn phải nộp, mà quan trọng hơn là đánh giá và xác nhận sự tuân thủ luật pháp của các đối tượng nộp thuế, của người quản lý thuế, nhất là đánh giá tác động của các chính sách thuế đến kinh tế vĩ mô, đến các nhóm lợi ích, các quan hệ đa chiều trong đời sống kinh tế - xã hội. Kết quả kiểm toán những năm qua cho thấy, hầu hết các cuộc kiểm toán đều có phát hiện DN sai phạm trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế.
  • Kiểm toán thuế cần chú trọng nhiều hơn đến kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Để đảm bảo kiểm toán thuế thực sự hiệu quả, KTNN cần nhận thấy nội dung kiểm toán này có sự gắn kết chặt chẽ với kiểm toán báo cáo tài chính, nhưng nó lại hoàn toàn không giống với kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Hà Nội đề nghị Kiểm toán Nhà nước lưu ý một số nội dung trong hoạt động kiểm toán thu ngân sách
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Công tác kiểm toán thu ngân sách của KTNN có vai trò quan trọng đối với quản lý NSNN nói chung và công tác thu NSNN trên địa bàn Hà Nội nói riêng; góp phần làm minh bạch và lành mạnh các thông tin, các quan hệ kinh tế, tài chính. Qua hoạt động kiểm toán thu NSNN, KTNN đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho UBND TP. Hà Nội sử dụng trong quá trình quản lý, chỉ đạo công tác thu trên địa bàn.
  • Mở rộng đối tượng kiểm toán để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong những năm qua, bằng các hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương, KTNN đã giúp cho công tác điều hành ngân sách của UBND tỉnh Bắc Ninh luôn luôn sát thực, hiệu quả, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý những vi phạm về quản lý NSNN; giúp UBND tỉnh điều hành, quản lý chặt chẽ NSNN nhằm chống thất thu, bội chi, lãng phí ở các cơ quan, đơn vị; góp phần làm minh bạch hoạt động thu chi ngân sách của địa phương, từ đó xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói chung, chính sách của địa phương nói riêng.
Kiểm toán thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế