Hướng dẫn kiểm toán công tác quản lý nợ công

(BKTO) - Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh đã ký Quyết định số 96/QĐ-KTNN ban hành Hướng dẫn kiểm toán công tác quản lý nợ công (Hướng dẫn).



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn:Internet

   

Hướng dẫn này quy định trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành cuộc kiểm toán nợ công: Chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi báo cáo kiểm toán; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Hướng dẫn này được ban hành cho phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của KTNN; Luật Quản lý nợ công năm 2017; Hệ thống chuẩn mực KTNN; Quy trình kiểm toán của KTNN.

Hướng dẫn cũng nêu rõ: Khi thực hiện kiểm toán nợ công, đoàn kiểm toán phải tuân thủ pháp luật, Luật KTNN, hệ thống chuẩn mực KTNN, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn, quy trình kiểm toán của KTNN, các quy định tại Hướng dẫn, vận dụng các Hướng dẫn khác của KTNN và các quy định khác của pháp luật.

Ngày 06/01/2022, KTNN đã triển khai cuộc kiểm toán Chuyên đề Công tác quản lý nợ công năm 2020 tại Bộ Tài chính.

Cuộc kiểm toán này gồm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 06-23/01/2022; đợt 2 từ ngày 17-28/02/2022.

Cuộc kiểm toán nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo nợ công năm 2020; đánh giá sự tuân thủ pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nợ công.

Nội dung kiểm toán: Các báo cáo nợ công năm 2020; việc chấp hành Luật Quản lý nợ công và pháp luật có liên quan về quản lý nợ công; tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nợ công./.
THÙY ANH

Cùng chuyên mục
  • Khai giảng Lớp kỹ năng kiểm soát chất lượng kiểm toán và Lớp Kiểm toán viên chính
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) – Sáng 09/02, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, KTNN đã khai giảng Lớp kỹ năng kiểm soát chất lượng kiểm toán và Lớp chuyên môn ngạch Kiểm toán viên chính (Lớp 1) theo hình thức trực tuyến.
  • Bài cuối: Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững” do KTNN Việt Nam chủ trì, phối hợp thực hiện đã khép lại với những kết quả ngoài mong đợi của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) tham gia và cộng đồng SAI. Cuộc kiểm toán được khởi xướng và thực hiện cũng thể hiện rõ vai trò đồng hành của KTNN Việt Nam cùng sự phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, trong suốt quá trình tổ chức triển khai, cuộc kiểm toán đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn từ các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.
  • Đổi mới cách tiếp cận kiểm toán chuyên đề  để có nhiều kiến nghị về cơ chế, chính sách
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Những năm gần đây, kiểm toán chuyên đề (KTCĐ) đang là hướng đi đúng đắn được KTNN chú trọng phát triển. Với lợi thế phạm vi kiểm toán rộng, đánh giá kết quả thực hiện cả một giai đoạn, kết quả của cuộc KTCĐ đã chỉ rõ các bất cập của cơ chế, chính sách hiện hành. Theo đó, KTNN cần đổi mới cách tiếp cận KTCĐ để có nhiều kiến nghị về những bất cập của cơ chế, chính sách.
  • Nên từng bước tách riêng cuộc kiểm toán  báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2021, KTNN đã thực hiện thí điểm kiểm toán tổng hợp Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương (BCQT NSĐP) năm 2020 tại Lai Châu và Quảng Ngãi. KTNN khu vực VII là một trong hai đơn vị của Ngành triển khai cuộc kiểm toán này. Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán Lê Đức Luận - nguyên Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII - đã chia sẻ kết quả nổi bật cũng như kinh nghiệm rút ra từ quá trình tổ chức thực hiện tại Lai Châu.
  • Chuyển đổi số bắt đầu từ hệ thống dữ liệu sẵn có và phát huy tính sáng tạo của kiểm toán viên
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 xác định: “Công nghệ đóng vai trò then chốt, thiết lập, định hướng cho quá trình xây dựng, hình thành các hệ thống nền tảng quản trị thông minh, góp phần đưa KTNN tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi quá trình chuyển đổi số trong tương lai…”. Hòa chung sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, KTNN cần chọn đúng và trúng hướng phát triển đột phá của công cuộc CĐS, huy động được trí tuệ toàn Ngành, hướng đến các mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
Hướng dẫn kiểm toán công tác quản lý nợ công