Uganda: Các cơ quan thuộc Chính phủ gây thất thoát hàng trăm tỷ Shilling

(BKTO) - 427 tỷ Shilling (khoảng 115 triệu USD) là con số thống kê các khoản chi trả cho các nhà cung cấp “ma” mà các Bộ, ban ngành và cơ quan thuộc Chính phủ của Uganda đã thực hiện trong năm tài chính 2018. Đây là thông tin nổi bật trong Báo cáo kiểm toán của EY vừa được công bố.



Tiền trao nhưng“cháo không được múc”

Cuộc kiểm toán được tiến hành theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Uganda David Bahati. Tại cuộc họp báo diễn ra cuối tuần qua tại TP. Kampala, Uganda, ông David Bahati đã chỉ trích nặng nề tình trạng thất thoát công quỹ lớn tại các Bộ, ban ngành và khối cơ quan thuộc Chính phủ của nước này. Theo đó, con số 427 tỷ Shilling được cho là chi trả cho những nhà thầu, nhà cung cấp không có thực và con số này chiếm một phần không nhỏ trong khoản nợ trong nước của Uganda hiện nay. Minh chứng là các kiểm toán viên của EY không tìm thấy bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào để chứng minh các hàng hóa được thực mua, do đó không thể giải trình được khoản tiền này. Thậm chí, các kiểm toán viên còn nhận thấy nhiều nhà cung cấp đã nộp các bộ chứng từ giả để hỗ trợ việc yêu cầu thanh toán cho những hàng hóa không được cung cấp.

Trước những phát hiện của cuộc kiểm toán, Bộ trưởng David Bahati cho biết, năm 2019, Chính phủ Uganda sẽ đưa vào áp dụng thử nghiệm Hệ thống mua sắm điện tử do Cơ quan Quản lý mua sắm và xử lý tài sản công (PPDA) xây dựng. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ thiết lập một hệ thống quản lý mua sắm công hiệu quả. Giám đốc PPDA Benson Turamye cho biết: “Hệ thống sẽ được tích hợp vào phần mềm hoạch định ngân sách của Bộ Tài chính. Từ đó, chúng ta có thể theo dõi các khoản mục đấu thầu mua sắm công từ lúc bắt đầu cho tới khi bàn giao thực tế. Điều này sẽ giúp loại bỏ các hành vi cấu kết, thông đồng và tham nhũng”.

Bên lề buổi họp báo cuối tuần qua, Bộ trưởng David Bahati cho biết, Chính phủ sẽ mạnh tay hơn nữa để khống chế tình trạng tham nhũng đang có dấu hiệu gia tăng tại quốc gia này và cam kết sẽ thẳng tay với những cá nhân vi phạm.

Nỗ lực khống chế tham nhũng

Vấn đề các nhà cung cấp “ma” từ lâu vẫn luôn là một thách thức lớn đối với Chính phủ Uganda và một con số không nhỏ các công chức nhà nước đã lạm dụng lỗ hổng để tư lợi riêng. Trước đó, PPDA đã tiến hành khảo sát về hệ thống mua sắm điện tử này trên khắp cả nước và đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực. Hệ thống mua sắm điện tử được mong đợi là hệ thống hỗ trợ trách nhiệm giải trình một cách hiệu quả, giúp khống chế tham nhũng - một vấn đề gây nhức nhối ở Uganda, nhất là ở các Bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ.

Được biết, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni hồi giữa năm 2018 đã thành lập một đơn vị chống tham nhũng đóng tại Văn phòng Tổng thống. Động thái này nhằm chống lại tệ nạn tham nhũng tràn lan và sự yếu kém trong khu vực dịch vụ công. Phát biểu trên kênh truyền hình Uganda, Tổng thống Museveni nói: “Kẻ thù duy nhất mà chúng ta cần phải chống lại là tham nhũng và sự yếu kém trong triển khai các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Hãy tố cáo bất cứ hành vi tham nhũng nào mà bạn gặp phải tới đơn vị này”. Tổng thống cũng cho biết, ông đặt cuộc chiến chống tham nhũng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm và phát triển ngành điện là những ưu tiên chính của Chính phủ nước này. Các nhà hoạt động chống tham nhũng đánh giá, Uganda có khung pháp lý và chính sách tốt để chống tham nhũng, song thách thức đối với quốc gia này lại nằm ở phương cách thực thi.

Bộ trưởng David Bahati tin tưởng rằng, với việc áp dụng hệ thống quản lý này, Chính phủ Uganda có thể tiết kiệm tới 30% chi phí và đây là một bước cải tiến đáng ghi nhận trong công tác quản trị công nhằm nâng cao tính minh bạch và giảm thiểu cơ hội gian lận, đồng thời giải quyết được những bất cập trong hệ thống quản lý dựa trên sổ sách vốn thiếu thông tin, quy trình không hiệu quả và chi phí áp dụng cao.

NGỌC QUỲNH
Theo Báo Kiểm toán số 04 ra ngày 24-01-2019
Cùng chuyên mục
  • TP. Portland (Hoa Kỳ): Báo động tình trạng bất bình đẳng  tại các trường công lập
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Mới đây, KTNN bang Oregon (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả một cuộc kiểm toán quan trọng xem xét hoạt động của hệ thống các trường công lập tại TP. Portland (PPS). Cuộc kiểm toán đã chỉ ra nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng phân biệt chủng tộc nặng nề tại đây.
  • Pakistan:  Hàng loạt sai phạm trong bổ nhiệm,  liên kết… tại nhiều trường đại học
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Cuối tháng 12/2018, KTNN Pakistan đã công bố báo cáo kiểm toán khối các trường đại học công lập cho giai đoạn tài chính 2017-2018, trong đó hé mở nhiều sai phạm trong việc bổ nhiệm và tổ chức liên kết tại nhiều trường đại học công lập của nước này.
  • Các hãng kiểm toán lớn cần cải thiện chất lượng hoạt động
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Hội đồng Báo cáo tài chính (FRC) Vương quốc Anh đã công bố Báo cáo thường niên 2017 kết thúc vào ngày 31/3/2018. Báo cáo chỉ ra rằng, chất lượng dịch vụ của các hãng kiểm toán lớn nhất toàn cầu đang có xu hướng suy giảm. Vấn đề này đòi hỏi các hãng cần khẩn trương củng cố hoạt động dịch vụ của mình.
  • Afghanistan: Nhiều thách thức khi thực hiện kiểm toán môi trường
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu đã được công nhận trên phạm vi toàn cầu với 193 quốc gia đã cam kết thực hiện sáng kiến này, trong đó Chính phủ Afghanistan là một thành viên. Chính sách của Chính phủ Afghanistan là điều chỉnh các mục tiêu và chỉ số của SDG sao cho phù hợp với chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, kiểm toán môi trường vẫn còn khá mới mẻ và lạ lẫm đối với các kiểm toán viên nhà nước Afghanistan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ:  NWTF thiếu minh bạch trong sử dụng công quỹ quản lý động vật hoang dã
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tòa Kiểm toán Thổ Nhĩ Kỳ (TCA) vừa qua đã công bố những phát hiện từ cuộc kiểm toán đặc biệt đối với nguồn động vật hoang dã và hoạt động của Cơ quan Quản lý động vật hoang dã (NWTF) nước này trong giai đoạn tài chính 2015-2017. Theo đó, TCA đã chỉ ra 11 phát hiện liên quan đến sai phạm trong sử dụng tài chính công, đồng thời đưa ra một loạt các khuyến nghị cho Ban Lãnh đạo NWTF nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Tổ chức.
Uganda: Các cơ quan thuộc Chính phủ gây thất thoát hàng trăm tỷ Shilling