Séc: Hạn chế trong phân phối trợ cấp tại một số bộ

(BKTO) - Vừa qua, Kiểm toán nhà nước Séc (SAO) đã công bố Báo cáo kiểm toán đối với Bộ Lao động và Xã hội (MoLSA), Bộ Phát triển khu vực (MoRD) và Trung tâm Phát triển khu vực (CRD) sau khi xem xét việc phân phối công quỹ để hỗ trợ các DN xã hội thực hiện Chương trình việc làm và Chương trình hoạt động khu vực tích hợp trong giai đoạn 2015-2021.



                
   

Cơ quan Kiểm toán nhà nước Séc. Ảnh: Alamy
   

   
Cuộc kiểm toán cho thấy, việc phân phối các khoản trợ cấp lên tới gần 1 tỷ koruna (K), tương đương 40,8 triệu USD, tại 3 cơ quan còn nhiều hạn chế. Các dự án không hiệu quả vẫn được hỗ trợ. Đối tượng nhận trợ cấp chưa phải là những người yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, MoLSA và MoRD đưa ra các quy tắc không rõ ràng đối với hoạt động khởi nghiệp của các DN xã hội nên việc thực hiện thường chỉ mang tính hình thức.

Báo cáo cho biết, một số DN xã hội được hỗ trợ đã sử dụng trợ cấp hiệu quả, ngược lại, một nửa số dự án được kiểm toán bị đánh giá là gây lãng phí ngân sách. Một trong những lý do của tình trạng này là do các Bộ chưa đưa ra đầy đủ các quy định; các yêu cầu về việc tuân thủ nguyên tắc khởi nghiệp được đặt ra không phù hợp.

Báo cáo còn phát hiện hạn chế lớn trong việc kiểm soát đồng tiền châu Âu của Chương trình hoạt động khu vực tích hợp. Hạn chế này bao gồm việc hoàn ứng các khoản chi tiêu không đủ điều kiện và do đó không hiệu quả cho những người được hưởng trợ cấp mua bất động sản từ người thân. Chức năng quản lý và kiểm soát của CRD bị chỉ trích rất yếu kém.

Các kiểm toán viên của SAO cũng phát hiện một số DN xã hội mới có mối quan hệ nhân sự mật thiết với khách hàng và nhà cung cấp. Động lực để thành lập các DN xã hội mới thường là lợi ích kinh tế mang lại cho người thụ hưởng hơn là trợ giúp thực tế cho các nhóm người yếu thế. Báo cáo kiểm toán kết luận, đa số các DN được kiểm toán không đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra trong kế hoạch kinh doanh của mình và cần có những biện pháp sớm khắc phục tình trạng này./.
Yến Nhi – Nguyễn Thúy
(Theo SAO)
Cùng chuyên mục
  • Khuyến nghị Ủy ban châu Âu giảm phụ thuộc vào chuyên gia bên ngoài
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Các kiểm toán viên của Liên minh châu Âu vừa qua đã đưa ra lời cảnh báo về việc Ủy ban châu Âu ngày càng gia tăng sự phụ thuộc vào các chuyên gia tư vấn bên ngoài. Số tiền chi cho các chuyên gia tư vấn bên ngoài đã tăng từ 799 triệu Euro vào năm 2017 lên 971 triệu Euro vào năm 2020, điều này đã thúc đẩy Toà Thẩm kế châu Âu (ECA) tiến hành xem xét việc chi tiêu của Ủy ban.
  • Hội nghị tại Stockholm hướng tới nhân sự trẻ ngành kiểm toán
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ ngày 12–15/9, Văn phòng Kiểm toán quốc gia Thụy Điển chủ trì tổ chức Hội nghị Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Âu (EUROSAI) trẻ tại TP. Stockholm. Hội nghị chủ yếu hướng đến các kiểm toán viên trẻ tuổi đến từ các Cơ quan Kiểm toán tối cao trong EUROSAI.
  • Ấn Độ: Nỗ lực xây dựng và phát triển kiểm toán công nghệ thông tin
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Những năm gần đây, kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT) đã phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực. Tại Ấn Độ, Chính phủ và các tổ chức khu vực công luôn coi trọng và ngày càng đề cao vai trò của hoạt động kiểm toán lĩnh vực này.
  • Kiểm toán quỹ tài chính ngoài ngân sách: Cần có lộ trình và đảm bảo khoa học, hiệu quả
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Các quỹ tài chính ngoài ngân sách (quỹ TCNNS) đóng vai trò quan trọng trong việc huy động thêm nguồn lực từ xã hội để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nhằm đánh giá toàn diện và cụ thể các quỹ TCNNS, từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cần tăng dần số lượng các cuộc kiểm toán các quỹ này và tổ chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.
  • Thực thi các quy tắc đạo đức để đảm bảo chất lượng kiểm toán
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thực tiễn cho thấy, chất lượng kiểm toán toán chịu sự chi phối bởi ý thức đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên (KTV). Sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp một cách chủ động và tận tâm của KTV sẽ tạo ra uy tín và chất lượng cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc thực thi hiệu quả đạo đức nghề nghiệp không chỉ phụ thuộc vào thái độ, ý thức, khả năng học hỏi của KTV…
Séc: Hạn chế trong phân phối trợ cấp tại một số bộ