Pakistan: Thất thoát 100 triệu USD tại tỉnh Punjab

(BKTO) - Đầu tháng 10, Tổng Kiểm toán Punjab - tỉnh lớn thứ 2 của Pakistan - đã công bố Báo cáo kiểm toán thường niên cho năm tài chính 2015-2016. Báo cáo đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý hồ sơ tài chính, đặc biệt là tình trạng tham nhũng tại Cục Lương thực; Cục Lâm nghiệp, động vật hoang dã và thuỷ sản Punjab khiến hơn 10 tỷ Rupi (gần 100 triệu USD) bị thất thoát.




Chi bất thường hơn 9,07 tỷ Rupitại Cục Lương thực

Cuộc kiểm toán được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11/2015. Các kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra nhiều hợp đồng mua sắm nguyên, vật liệu, dược phẩm... của Cục và tiết lộ rằng, sổ sách tài chính của Cục Lương thực Punjab có nhiều khoản chi bất thường trị giá hơn 9,07 tỷ Rupi. Trong đó, gần 7,11 tỷ Rupi đã bị các lãnh đạo Cục dùng để mua chứng khoán trái phép. Nhiều quỹ khác cũng bị sử dụng bất hợp lý, tình trạng quản lý hồ sơ rất lỏng lẻo, thiếu minh bạch.

Báo cáo có tiêu đề “Báo cáo kiểm toán về các tài khoản của chính quyền Punjab: Năm tài khóa 2015-2016” cho rằng, tình trạng sử dụng ngân sách chi cho việc mua sắm riêng tư, trái quy định vẫn nghiễm nhiên diễn ra thường xuyên do năng lực của Ban lãnh đạo Cục rất yếu kém, không sát sao công tác kiểm soát nội bộ. Vấn đề này từng được báo cáo chi tiết trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính các ban, ngành của Pakistan (DAC) được tổ chức vào ngày 15/01/2016.

Báo cáo kiểm toán tiết lộ thêm rằng, tình trạng thiếu hụt trái phiếu chính phủ tại cơ quan này còn gây ra một khoản lỗ 949 triệu Rupi. Một số phòng, ban trực thuộc Cục đã để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản công trị giá gần 14 triệu Rupi. Vấn đề này đã được trao đổi với lãnh đạo các đơn vị tuy nhiên, họ chưa hề có phản hồi nào.

Báo cáo nhấn mạnh thêm, nếu tiến hành thu đủ những khoản nợ và tiền phạt từ các quan chức, ngân sách của Cục có thể thu về gần 705,4 triệu Rupi. Do đó, Báo cáo kiểm toán kiến nghị cần khẩn trương thu hồi các khoản nợ đọng và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tránh để xảy ra những sai sót trong tương lai.

Tổng Kiểm toán tỉnh Punjab đã khuyến cáo rằng, cần tổ chức một cuộc điều tra bổ sung nhằm xác định rõ trách nhiệm của những cá nhân, bộ phận không tuân thủ các quy định của pháp luật. Cục Lương thực Punjab cũng được yêu cầu giải trình rõ hơn về những hợp đồng mua sắm trên.

Nhiều sai phạm kháctại Cục Lâm nghiệp, động vậthoang dã và thuỷ sản

Cục Lâm nghiệp, động vật hoang dã và thủy sản Punjab cũng bị lên án đã chi dùng hơn 1,36 tỷ Rupi trái quy định. Ngoài ra, Cục này cũng cố tình trì hoãn việc hoàn trả khoản vay 560,7 triệu Rupi cho Chính phủ.

Báo cáo kiểm toán cho biết, Cục đã gây thiệt hại tới 50,7 triệu Rupi, số tiền này thu được từ hoạt động bán gỗ và đã rơi vào tay các cán bộ của cơ quan này. Nạn trộm cắp, phá rừng cũng diễn ra tràn lan không thể kiểm soát được do công tác kiểm soát nội bộ, quản lý tài sản vô cùng yếu kém.

Không những thế, việc trồng trọt bất hợp pháp trên đất rừng cũng gây thiệt hại cho Chính phủ khoảng 274 triệu Rupi; đất trồng trọt bị bán đấu giá tự do, không tuân theo các quy định của Bộ Lâm nghiệp. Rất nhiều vùng đất rộng lớn do cơ quan này quản lý đang bị canh tác bất hợp pháp trong một thời gian dài, tuy nhiên, Cục không hề có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng trên.

Diện tích rừng của Pakistan chỉ chiếm 3%, tuy nhiên thay vì được bảo tồn và nhân rộng, đất lâm nghiệp lại bị nhiều người dân địa phương chiếm dụng bất hợp pháp trong một thời gian dài mà không vướng phải sự can thiệp nào của chính quyền tỉnh hay Cục quản lý khiến rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai, lũ lụt…

Bốn khu vườn quốc gia do Cục quản lý bị lên án đã chi tiêu lãng phí gây thiệt hại 138,4 triệu Rupi. Ba trong số đó thậm chí không có hoạt động gì, trong khi vẫn thường xuyên tiêu tốn ngân sách của Cục và của Chính phủ.

Các đơn vị trực thuộc Cục bị nêu tên trong Báo cáo kiểm toán đã thừa nhận hầu hết những phát hiện trong báo cáo nhưng vẫn đang tranh cãi về một số vấn đề chưa rõ ràng. Một cuộc điều tra bổ sung có thể sẽ sớm được tiến hành nhằm làm rõ hơn những phát hiện trong Báo cáo kiểm toán trên.
THANH XUYÊN
(Theo Express Tribunevà Pk.shafaqna)
Cùng chuyên mục
  • Kenya:  Kiểm toán tại Hội đồng Bầu cử độc lập hé lộ nhiều sai phạm
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Mặc dù sự tiếp cận của các chuyên gia công nghệ thông tin độc lập còn hạn chế song cuộc kiểm toán tại Hội đồng Bầu cử độc lập Kenya (IEBC) gần đây nhất đã phát hiện ra nhiều sai phạm.
  • Bermuda:  Cần củng cố tính minh bạch tại BTA
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Đầu tháng 9, Tổng Kiểm toán Bermuda (một lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, thuộc Bắc Đại Tây Dương) đã công bố bản Báo cáo kiểm toán sau khi xem xét tình hình hoạt động của Cơ quan Quản lý du lịch Bermuda (BTA) trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2016. Báo cáo chỉ ra nhiều sai phạm tài chính của BTA, đồng thời nhấn mạnh 13 lĩnh vực cần được kiểm soát và cải thiện thường xuyên hơn tại cơ quan này.
  • Các hãng kiểm toán Nam Phi tiên phong “cách mạng hóa” báo cáo kiểm toán
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Viện Kế toán công chứng Nam Phi (SAICA), được công nhận là một trong những viện kế toán hàng đầu thế giới với hơn 40.000 thành viên. Mới đây, Viện đã công bố một báo cáo với tiêu đề “Báo cáo kiểm toán mới: Những hãng kiểm toán tiên phong áp dụng tại Nam Phi”. Báo cáo đã cung cấp cái nhìn tổng quan, đồng thời đưa ra những phân tích trong việc áp dụng một số chuẩn mực mới và chuẩn mực sửa đổi do Ủy ban Quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) ban hành đối với báo cáo kiểm toán.
  • Canada:  Yếu kém trong tuyển dụng, đào tạo nhân sự y tế tại Nunavut
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada (OAG) vừa qua đã công bố bản Báo cáo kiểm toán tình hình chăm sóc sức khỏe của vùng lãnh thổ Nunavut (miền Bắc Canada), trong đó chỉ trích những yếu kém và thiếu sót về đào tạo và tuyển dụng nhân sự y tế. Ngoài những phát hiện mang tính chỉ trích, OAG cũng đưa ra 17 khuyến nghị để cải thiện hiệu quả hệ thống chăm sóc y tế trên toàn lãnh thổ Nunavut.
  • Pakistan:  Thất thoát tài chính lớn  tại 36 Bộ, ngành
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tham nhũng và tư lợi cá nhân hiện đang là những vấn đề nhức nhối tại các cơ quan nhà nước Pakistan. Hằng năm, Cơ quan Kiểm toán quốc gia Pakistan (DAGP) đều tiến hành kiểm toán hiệu quả và hiệu lực tài chính tại các Bộ, ngành thuộc Chính phủ liên bang. Trong giai đoạn 2016-2017, DAGP đã lựa chọn ngẫu nhiên 36/40 Bộ, ngành để kiểm toán và thực hiện giám sát. Cuộc kiểm toán của DAGP đã phát hiện nhiều yếu kém và sai phạm trong quản lý, kiểm soát tài chính trị giá hơn 3 nghìn tỷ Rupi (tương đương 30 tỷ USD).
Pakistan: Thất thoát 100 triệu USD tại tỉnh Punjab