Nigeria: Nhiều cơ quan, doanh nghiệp trì trệ nộp báo cáo tài chính

(BKTO) - Mới đây, Văn phòng Tổng Kiểm toán Liên bang Nigeria (OAuGF) đã công bố Báo cáo thường niên 2016 trong đó đề cập đến nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt nhấn mạnh tình trạng nhiều cơ quan, DNNN không tuân thủ các quy định nộp báo cáo tài chính (BCTC) nhiều năm liền.



Hàng trăm MDA coi thường quy định nộp BCTC

Theo báo cáo mới nhất của OAuGF, tình trạng các Bộ, ban, ngành, cơ quan nhà nước của Nigeria (MDA) coi thường, không tuân thủ các quy định của luật pháp Nigeria đã tăng cao kỷ lục trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Muhammadu Buhari, kể từ khi Nigeria quay trở về chế độ dân chủ từ chế độ độc tài vào năm 1999. Nếu năm 2014, số MDA bị lên án không tuân thủ quy định nộp BCTC là 148 cơ quan - mức kỷ lục trong suốt 22 năm trước đó - thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên 215 và đến năm 2016, có tới 324 MDA cố tình không gửi các BCTC để phục vụ công tác kiểm toán.

Báo cáo cho biết thêm, chỉ có 51 BCTC được kiểm toán trong năm 2016 và tính đến ngày 27/12/2017, 149 BCTC đã kiểm toán của năm 2015 mới được nộp cho OAuGF. Điều này trái với quy định của Chính phủ và yêu cầu của lãnh đạo các MDA, đó là các DN phải nộp BCTC đã được kiểm toán lên OAuGF muộn nhất vào ngày 31/5 của năm kế tiếp.

Trong báo cáo, Tổng Kiểm toán Nigeria Anthony Ayine đã bày tỏ mối quan ngại về hậu quả do tình trạng trên gây ra; đồng thời cảnh báo: “Tình trạng các DN nửa quốc doanh vi phạm nghĩa vụ báo cáo tài chính đang ngày càng gia tăng, lan rộng và đã trở thành một vấn đề nan giải tại Nigeria”. Ông Anthony Ayine cho biết thêm, vào tháng 4/2018, 109 cơ quan nhà nước vẫn không nộp các BCTC từ năm 2013 và 76 cơ quan khác mới nộp BCTC đến năm 2010, thậm chí có 65 cơ quan chưa bao giờ nộp bất kỳ BCTC nào kể từ khi được thành lập nhưng vẫn hoạt động bình thường trong suốt nhiều năm mà không gặp phải sự can thiệp nào của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tên của các cơ quan vi phạm này không được đề cập trong các báo cáo đã công bố.

Việc hầu hết các DN quốc doanh, DN nửa quốc doanh không gửi các BCTC tới OAuGF theo đúng quy định đã khiến Văn phòng không thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán các BCTC của các DN này, vô hình trung vi phạm Hiến pháp nước Cộng hòa Liên bang Nigeria.

Cần áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc

Không những chỉ trích các sai phạm, Tổng Kiểm toán còn chỉ ra một vấn đề đáng quan ngại khi nhân lực làm việc tại các phòng, ban kế toán của các MDA đang ngày càng yếu kém, tụt hậu, không bắt kịp những tiến bộ trong lĩnh vực chuyên môn, dẫn đến chưa phản ứng kịp thời với những tiến bộ trong hoạt động kiểm toán, không đáp ứng được những yêu cầu mới của các cơ quan kiểm tra, giám sát. Đây là một trở ngại lớn đối với quá trình củng cố, phát triển tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của quốc gia.

Trước thực trạng trên, Văn phòng Tổng Kiểm toán đã tổ chức một số cuộc truy vấn kiểm toán, tuy nhiên, kế toán viên của các cơ quan, DN vi phạm đã không giải thích được việc chưa tuân thủ các quy định nộp BCTC. Tổng Kiểm toán đề nghị Ủy ban Tài khoản công Nigeria cần có những biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả nhằm yêu cầu lực lượng nhân sự này phải tuân thủ mọi khuyến nghị để giải quyết các vấn đề nan giải trên.

Trong báo cáo của Văn phòng, ông Anthony Ayine đã nhấn mạnh thêm một lần nữa về việc Chính phủ cần sớm áp dụng “các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt” đối với các MDA không tuân thủ luật pháp, trong đó bao gồm cả việc xử phạt lãnh đạo các cơ quan, DN vi phạm quy định gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số quan chức trong Chính phủ liên bang cho biết, hiện tại, Chính phủ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào để nghiên cứu, xem xét đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn.

THANH XUYÊN
Theo Báo Kiểm toán số 30 ra ngày 26/7/2018
Cùng chuyên mục
  • KTNN Lào: Luôn sát cánh, ủng hộ KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - KTNN Lào là một trong những Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) có quan hệ hợp tác gắn bó, lâu dài với KTNN Việt Nam. Thời gian qua, 2 cơ quan kiểm toán luôn phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, mang lại những hiệu quả thiết thực đối với kiểm toán lĩnh vực công của 2 nước.
  • Nhiều SAI trên thế giới long trọng kỷ niệm ngày thành lập
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Năm 2018 và 2019 là thời điểm mà Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao vùng Caribê (CAROSAI) và nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày thành lập để nhìn lại chặng đường mấy chục năm xây dựng và phát triển.
  • AFROSAI-E: Tích cực củng cố hoạt động kiểm toán môi trường trong khu vực
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao nói tiếng Anh tại châu Phi (AFROSAI-E) được đánh giá là một trong những cơ quan có nhiều hoạt động kiểm toán đem lại hiệu quả tích cực. Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với bà Melissa Reddy - Giám đốc Phòng Môi trường và Phát triển bền vững thuộc AFROSAI-E về hoạt động kiểm toán môi trường của cơ quan này trong năm vừa qua.
  • CNAO và CAG:  Chung tay cải thiện môi trường thông qua hoạt động kiểm toán
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu. Chung tay cải thiện môi trường một cách đồng bộ, thường xuyên là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Trên thực tế, thông qua hoạt động kiểm toán, nhiều thành viên trong ASOSAI (Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á) đã tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu là Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO) và Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ (CAG).
  • SAI Campuchia: Nỗ lực vượt khó, cùng KTNN Việt Nam hợp tác phát triển
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tháng 3/2000, Quốc hội Campuchia đã thông qua Luật Kiểm toán Vương quốc Campuchia nhằm mục tiêu thành lập Cơ quan Kiểm toán quốc gia (NAA). Ngay từ đầu năm 2002, NAA chính thức đi vào hoạt động, chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán độc lập đối với Chính phủ hoàng gia, kiểm toán các hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính, hệ thống quản lý và các chương trình của các tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Nigeria: Nhiều cơ quan, doanh nghiệp trì trệ nộp báo cáo tài chính