Canada: Nhiều nhà máy chế biến thủy hải sản không tuân thủ các quy định về môi trường

(BKTO) - “Báo cáo kiểm toán tuân thủ đối với các nhà máy chế biến thủy hải sản” do Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada George Heyman công bố đầu tháng 7/2018 cho biết, phần lớn các nhà máy chế biến thủy hải sản tại nước này không tuân thủ theo Đạo luật về quản lý môi trường, đây là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và những rủi ro về sức khỏe con người.



72% các nhà máy được kiểm toán “phớt lờ” quy định về môi trường

Cuộc kiểm toán đã tiến hành điều tra 30 nhà máy chế biến thủy hải sản tại Canada để thẩm định tính tuân thủ các yêu cầu pháp lý của Chính phủ, thu thập mẫu để đánh giá đặc tính gây ô nhiễm của các dòng nước từ các nhà máy xả thải ra môi trường, xác định công nghệ khả thi để xử lý nước thải và đánh giá tính hiệu quả của các quy định về bảo vệ môi trường.

Cuộc kiểm toán được thực hiện để phản hồi lại những lùm xùm xoay quanh trách nhiệm bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản của nước này khi vào cuối năm ngoái, mạng internet và Truyền hình Quốc gia Canada phát tán đoạn iframe clip cho thấy nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt sông, hồ xung quanh các nhà máy chế biến thủy sản.

Báo cáo nêu rõ, có tới 72% các nhà máy thuộc diện kiểm toán không tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường, thậm chí có những nhà máy vận hành theo những quy định đã lỗi thời tới hàng chục năm. Một trong những phát hiện đáng lưu ý là khối lượng chất thải từ chế biến thủy hải sản đổ xả vào nguồn nước mặt tại các nhà máy này đều vượt quá giới hạn cho phép. Các kết quả phân tích độc tính phát hiện qua cuộc kiểm toán cho thấy, mặc dù đã qua xử lý, song nguồn xả thải từ các khu chế biến thủy hải sản nếu đổ ra sông, hồ có thể gây chết cá hàng loạt. Bên cạnh đó, các kiểm toán viên cũng chỉ ra nhiều thiếu sót trong vấn đề hành chính, liên quan đến công tác cấp phép, hồ sơ thanh tra, kiểm tra.

Các nhà hoạt động môi trường đặc biệt lo ngại về tác động của việc xả thải đối với môi trường sống của cá hồi hoang dã, do con đường di cư của chúng đi qua những luồng nước ô nhiễm với mức độc hại vượt xa quy định cho phép. Các trang trại, nhà máy chế biến thủy hải sản ven biển phát thải ra một lượng lớn phân, thuốc kháng sinh, ký sinh trùng vào hệ sinh thái biển, phát ra nhiều khí mêtan và tạo ra nhiều khí nhà kính.

Cần chế tài mạnh để xử lý vi phạm pháp luật về môi trường

Ngành công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản Canada hoạt động trên cả 3 vùng lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và vùng nước ngọt. Trong những năm gần đây, Canada tăng trưởng dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản, đặc biệt là các sản phẩm cá hồi và tôm hùm. Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada George Heyman cảnh báo, nếu không có những biện pháp kịp thời, hoạt động của các trang trại nuôi trồng và nhà máy chế biến sẽ khiến mầm bệnh và ô nhiễm tràn lan, có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trữ lượng cá hồi của nước này.

Nhận định về kết quả của cuộc kiểm toán, Bộ trưởng George Heyman cho biết: “Cuộc kiểm toán này cho thấy Chính phủ Canada cần phải có nhiều biện pháp mạnh tay hơn nữa để đảm bảo các tuyến ven biển của nước này an toàn cho tất cả các loài cá hoang dã”. Liên quan đến vấn đề cấp phép, các kiểm toán viên kiến nghị việc xem xét, sửa đổi giấy phép cần dựa trên các tiêu chí như: mức độ rủi ro đối với môi trường, công nghệ xử lý hiện có, trữ lượng thủy hải sản chế biến và lượng nước thải đổ xả ra môi trường.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Nông dân cá hồi, ông Shawn Hall, đồng tình rằng cần phải có những chế tài, tiêu chuẩn mới của ngành để đảm bảo vấn đề tuân thủ pháp luật về môi trường. Ông Shawn Hall cho biết, hiện nay, một số cơ sở chế biến đang nâng cấp hạ tầng cơ sở nhà máy, đồng thời khẳng định Hiệp hội đang thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo giấy phép được kiểm tra cập nhật và quản lý nghiêm ngặt tại các cơ sở chế biến cá. Việc Chính phủ đang tiến tới nâng cấp hệ thống quản lý cấp phép nhằm áp dụng những thực hành tốt nhất trong ngành sẽ giúp các nhà máy cải thiện quy trình, vận hành theo cách thức có trách nhiệm với môi trường hơn nữa.

NGỌC QUỲNH
Theo Báo Kiểm toán số 31 ra ngày 02/8/2018
Cùng chuyên mục
  • Nigeria: Nhiều cơ quan, doanh nghiệp trì trệ nộp báo cáo tài chính
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Mới đây, Văn phòng Tổng Kiểm toán Liên bang Nigeria (OAuGF) đã công bố Báo cáo thường niên 2016 trong đó đề cập đến nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt nhấn mạnh tình trạng nhiều cơ quan, DNNN không tuân thủ các quy định nộp báo cáo tài chính (BCTC) nhiều năm liền.
  • KTNN Lào: Luôn sát cánh, ủng hộ KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - KTNN Lào là một trong những Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) có quan hệ hợp tác gắn bó, lâu dài với KTNN Việt Nam. Thời gian qua, 2 cơ quan kiểm toán luôn phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, mang lại những hiệu quả thiết thực đối với kiểm toán lĩnh vực công của 2 nước.
  • Nhiều SAI trên thế giới long trọng kỷ niệm ngày thành lập
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Năm 2018 và 2019 là thời điểm mà Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao vùng Caribê (CAROSAI) và nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày thành lập để nhìn lại chặng đường mấy chục năm xây dựng và phát triển.
  • AFROSAI-E: Tích cực củng cố hoạt động kiểm toán môi trường trong khu vực
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao nói tiếng Anh tại châu Phi (AFROSAI-E) được đánh giá là một trong những cơ quan có nhiều hoạt động kiểm toán đem lại hiệu quả tích cực. Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với bà Melissa Reddy - Giám đốc Phòng Môi trường và Phát triển bền vững thuộc AFROSAI-E về hoạt động kiểm toán môi trường của cơ quan này trong năm vừa qua.
  • CNAO và CAG:  Chung tay cải thiện môi trường thông qua hoạt động kiểm toán
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu. Chung tay cải thiện môi trường một cách đồng bộ, thường xuyên là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Trên thực tế, thông qua hoạt động kiểm toán, nhiều thành viên trong ASOSAI (Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á) đã tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu là Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO) và Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ (CAG).
Canada: Nhiều nhà máy chế biến thủy hải sản không tuân thủ các quy định về môi trường