Big Four: Nơi giữ chân nhân tài và đấu tranh vì bình đẳng giới

(BKTO) - Năm 2019, bốn hãng kiểm toán lớn nhất toàn cầu (Big Four) gồm: Deloitte, EY, KPMG và PwC đã phải đối mặt với vô số thách thức, tuy nhiên, nhờ những chính sách đãi ngộ và chiến lược bình quyền được xây dựng kỹ càng, họ đã thành công trong nỗ lực đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, với những mức doanh thu cao kỷ lục.




Hằng năm, KPMG tổ chức các hội thảo về nâng cao vai trò lãnh đạo của nữ giới. Ảnh: ST
Gìn giữ nhân tài và chính sách “Boomerang”

Big Four hiện đang sử dụng khoảng 500.000 nhân sự trên toàn thế giới với hoạt động theo tôn chỉ “Con người là tài sản quý nhất của công ty”. Các công ty Big Four luôn tìm cách thúc đẩy nhiều phụ nữ hơn lên các vị trí cấp cao, như một phần của sáng kiến ​​đa dạng giới tính của họ. Nhờ việc hiện thực hóa tôn chỉ này, Big Four đã đạt được những thành tựu ấn tượng, ngay cả trong những thời điểm khó khăn của thị trường. Tăng trưởng lợi nhuận của Big Four luôn đạt mức ấn tượng trung bình 15 - 20% mỗi năm so với mức tăng trưởng lợi nhuận của ngành là 5%.
Có thể thấy, những thành quả của Big Four trước hết đến từ tri thức của các nhân viên cũng như các kênh quan hệ với đối tác, khách hàng.

Do vậy, các công ty này đều coi việc tìm kiếm và gìn giữ những nhân viên sáng giá là một trọng trách lớn của ban lãnh đạo. Các kế hoạch kinh doanh của PwC đều dành phần lớn dung lượng để đề cập đến các vấn đề liên quan tới nhân lực. Trong khi đó, KPMG coi một trong các tiêu chí xét tăng lương và thăng tiến cho các nhân viên là thời gian mà họ dành để quan tâm, giải quyết những vấn đề liên quan tới con người.

Big Four không phấn đấu để trở thành gã khổng lồ thông qua số lượng, mà nỗ lực nhằm tìm kiếm và gìn giữ những nhân viên sáng giá nhất. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong các chính sách mà cả bốn hãng này ưa dùng là chính sách nhân sự mang hiệu ứng “Boomerang” - nghĩa là thu phục lại những nhân tài cũ, trao cơ hội cho họ trở lại làm việc tại nơi mà họ đã từng phải rời đi.

Bên cạnh đó, để có thể thu phục được lòng trung thành với công ty, các công ty Big Four đều quan tâm đến việc luân chuyển công việc và địa bàn làm việc trên phạm vi toàn cầu dành cho nhân viên.

Khuyến khích phát triển nhân lực nữ

Chính sách không phân biệt đối xử về giới đối với nhân viên luôn được Big Four đề cao. Cả bốn công ty này đều đề ra những chiến lược để nâng tỷ lệ nhân viên nữ lên chiếm ít nhất 1/4 tổng nhân lực, dù đặc thù hoạt động của ngành này đòi hỏi những yêu cầu rất cao với áp lực công việc rất lớn.

Trong những năm qua, KPMG luôn tự hào là một trong những hãng kiểm toán dẫn đầu về nhân sự với số lượng nhân viên đạt hơn 219.000 người trên khắp 147 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 30% đối tác và nhân viên mới là nữ. Hãng này luôn tập trung để xây dựng một nền văn hóa DN toàn diện, đa dạng và đã tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo lên 25%. KPMG đã đề ra những chính sách nhằm cung cấp cho tất cả các nhân viên của mình cơ hội bình đẳng để phát triển và thành công. Năm 2017, KPMG tại Anh đã tổ chức một chiến dịch kêu gọi phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có tên gọi “IT’s her future”. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa khẳng định vai trò của phụ nữ trên thế giới.

Trong kế hoạch kinh doanh hằng năm của Deloitte, một trong những mục tiêu được vạch ra là thu nhập của nhân viên phải tăng theo lộ trình vạch sẵn, đồng thời quy định rõ số cán bộ nữ phải có cho tới năm đó. Trong năm 2018, Deloitte đã từng tuyên bố bổ nhiệm thêm 22 nữ lãnh đạo cấp cao trên tổng số 75 vị trí lãnh đạo mới của Công ty. Phần lớn các vị trí mới được bổ nhiệm ở các thành phố lớn của Anh, Thụy Sĩ và nằm trong chương trình hỗ trợ nhiều hơn cho phụ nữ hoạt động trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, Deloitte cũng công bố kế hoạch tạo cơ hội quay lại làm việc cho các nhân viên cũ, cung cấp các chương trình thực tập có lương cho những phụ nữ đã có kinh nghiệm từ 3 - 6 năm và lên kế hoạch thuê 80 nhân viên đã trải qua thời gian thực tập tại Công ty. Ban Lãnh đạo Deloitte luôn cam kết tiếp tục tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho phụ nữ phát huy năng lực của họ kể cả ở các vị trí lãnh đạo cấp cao.

Cân bằng giới tính ở các cấp lãnh đạo vẫn còn là một thách thức đối với các công ty Big Four, tuy nhiên, với tỷ lệ nữ giới chiếm từ 25 - 30% nhân lực như hiện nay và sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, có thể thấy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đang ngày càng được thúc đẩy và khẳng định trên quy mô toàn cầu.

TRÚC LINH
Cùng chuyên mục
  • Những trải nghiệm khi làm việc  tại Tòa Thẩm kế châu Âu
    3 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Là một tổ chức kiểm toán của Liên minh châu Âu (EU), Tòa Thẩm kế châu Âu (ECA) có vai trò cải thiện công tác quản lý tài chính, thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và đóng vai trò là cơ quan độc lập bảo vệ lợi ích tài chính của các công dân EU. Làm việc tại ECA là một cơ hội đặc biệt để trở thành một phần của tổ chức được tạo ra nhằm thực hiện sứ mệnh bảo vệ nền tài chính châu Âu.
  • Anh: Kiểm toán Nhà nước nỗ lực nâng cao chất lượng nhân sự
    3 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - ​Là một trong những cơ quan kiểm toán tối cao có lịch sử lâu đời với thế mạnh về kiểm toán tài chính và kiểm toán giá trị tiền tệ, KTNN Anh (NAO) luôn coi yếu tố con người là một trong những tài sản quan trọng nhất trong các giai đoạn, quá trình phát triển của Tổ chức.
  • Tuvalu: Tăng cường hợp tác để nâng cao chất lượng kiểm toán
    3 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Mới đây, Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) Tuvalu (còn gọi là Quần đảo Ellice, phía Nam Thái Bình Dương) đã ký Bản ghi nhớ với Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Thái Bình Dương (PASAI) và Cơ quan Sáng kiến phát triển của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI-INTOSAI).
  • Cần đánh giá khách quan về trách nhiệm của kiểm toán viên
    3 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - ​Vừa qua, GS. Olof Bik - một trong những học giả hàng đầu Hà Lan - đã chỉ trích cách các cơ quan quản lý lĩnh vực kế toán, kiểm toán và giới truyền thông quy trách nhiệm hoàn toàn cho các kiểm toán viên mỗi khi có sai sót.
  • Tanzania: CAG tiếp tục cảnh báo vấn đề nợ công
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tổng Kiểm toán Nhà nước Tanzania Charles Kichere vừa đưa ra cảnh báo về những tác động xấu của vấn đề nợ công, nhiều khoản vay từ Quỹ An sinh xã hội quốc gia không được hoàn trả trong bản Báo cáo kiểm toán thường niên cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2019.
Big Four: Nơi giữ chân nhân tài và đấu tranh vì bình đẳng giới