5 công ty toàn cầu gây ô nhiễm rác thải nhựa tại Canada
Thứ Năm, 17/10/2019 09:35:00
(BKTO) - Tổ chức phi chính phủ Greenpeace Canada hôm 10/10 vừa qua đã công bố báo cáo kiểm toán chất thải nhựa tại Canada, trong đó chỉ ra 5 công ty gây ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất tại quốc gia này, bao gồm những thương hiệu đa quốc gia như: Nestlé, Tim Hortons, Starbucks, McDonalds và Coca-Cola. Trong đó, Nestlé và Tim Hortons là 2 công ty sản xuất rác thải nhựa nhiều nhất.
Theo Greenpeace, các tình nguyện viên đã tiến hành thu gom, sàng lọc, phân loại rác thải nhựa ở các khu vực bãi biển và ven sông ở Canada. Những rác thải nhựa sử dụng một lần phổ biến nhất được thu gom thuộc các loại sau: chai và nắp, giấy gói và túi nilon, cốc và ống hút, que khuấy, dao kéo.
Greenpeace Canada đang kêu gọi lệnh cấm trên toàn quốc đối với các loại nhựa sử dụng một lần thường xuyên có trong môi trường vì chúng được biết là độc hại và gây ô nhiễm, đồng thời kêu gọi các sáng kiến giải pháp thay thế.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong một bài phát biểu hồi tháng 7/2019 cho biết: “Rác thải nhựa là một vấn đề mà chúng ta không thể bỏ qua. Rác thải nhựa kết thúc vòng đời tại các bãi rác và lò đốt rác. Xả rác ở công viên và bãi biển gây ô nhiễm sông, hồ và đại dương của chúng ta, khiến rùa, cá và động vật có vú dưới biển bị vướng vào mảnh nhựa, thậm chí giết chết chúng. Chưa tới 10% đồ nhựa sử dụng ở Canada được tái chế. Nếu không có sự thay đổi, người Canada sẽ vứt bỏ một lượng vật liệu nhựa ước tính trị giá 11 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030”.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada Catherine McKenna khẳng định đã đến lúc phải hành động. “Chúng ta đều đã nhìn thấy những hình ảnh đáng lo ngại về cá, rùa biển, cá voi và các động vật hoang dã khác bị thương hoặc chết vì rác nhựa trong đại dương” - bà Catherine McKenna cho biết.
Hồi tháng 3, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật cấm đồ nhựa sử dụng một lần tại châu Âu với mục tiêu tái chế ít nhất 90% chai nước giải khát vào năm 2029. Không chỉ có Canada, Chính phủ nhiều quốc gia khác như: Anh, Trung Quốc, Malaysia, Philippines cũng đang cho thấy những nỗ lực hành động chống lại rác thải nhựa. Được biết, từ tháng 4/2020, Chính phủ Anh sẽ cấm bán và sử dụng ống hút nhựa, tăm bông và thìa khuấy nước.
NGỌC QUỲNH
Theo Báo Kiểm toán số 42 ra ngày 17-10-2019
Greenpeace Canada đang kêu gọi lệnh cấm trên toàn quốc đối với các loại nhựa sử dụng một lần thường xuyên có trong môi trường vì chúng được biết là độc hại và gây ô nhiễm, đồng thời kêu gọi các sáng kiến giải pháp thay thế.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong một bài phát biểu hồi tháng 7/2019 cho biết: “Rác thải nhựa là một vấn đề mà chúng ta không thể bỏ qua. Rác thải nhựa kết thúc vòng đời tại các bãi rác và lò đốt rác. Xả rác ở công viên và bãi biển gây ô nhiễm sông, hồ và đại dương của chúng ta, khiến rùa, cá và động vật có vú dưới biển bị vướng vào mảnh nhựa, thậm chí giết chết chúng. Chưa tới 10% đồ nhựa sử dụng ở Canada được tái chế. Nếu không có sự thay đổi, người Canada sẽ vứt bỏ một lượng vật liệu nhựa ước tính trị giá 11 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030”.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada Catherine McKenna khẳng định đã đến lúc phải hành động. “Chúng ta đều đã nhìn thấy những hình ảnh đáng lo ngại về cá, rùa biển, cá voi và các động vật hoang dã khác bị thương hoặc chết vì rác nhựa trong đại dương” - bà Catherine McKenna cho biết.
Hồi tháng 3, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật cấm đồ nhựa sử dụng một lần tại châu Âu với mục tiêu tái chế ít nhất 90% chai nước giải khát vào năm 2029. Không chỉ có Canada, Chính phủ nhiều quốc gia khác như: Anh, Trung Quốc, Malaysia, Philippines cũng đang cho thấy những nỗ lực hành động chống lại rác thải nhựa. Được biết, từ tháng 4/2020, Chính phủ Anh sẽ cấm bán và sử dụng ống hút nhựa, tăm bông và thìa khuấy nước.
NGỌC QUỲNH
Theo Báo Kiểm toán số 42 ra ngày 17-10-2019
Tin cùng chuyên mục
-
Philippines: Hối thúc kiểm toán an ninh lưới điện quốc gia
-
Kenya: Nhiều địa phương bị lên án lạm dụng ngân sách công nghiêm trọng
-
Ấn Độ: Gian lận trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng hợp tác xã
-
Bảo mật Hệ thống dữ liệu y tế điện tử Australia bị đe dọa nghiêm trọng
-
Nam Phi: Nhiều cơ quan nhà nước quản lý tài chính lỏng lẻo
-
Anh: Đề xuất các biện pháp nhằm cải cách, chấn chỉnh hoạt động kiểm toán
-
Hàng trăm triệu USD viện trợ của Nhật Bản không được sử dụng hiệu quả
-
Philippines: Tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước
-
Đại học Luật bang Texas, Hoa Kỳ: Tăng cường giám sát, kiểm soát tài chính theo kết quả kiểm toán
-
Cơ quan Đường sắt Nam Phi thiếu minh bạch trong quản lý tài chính
Đọc nhiều nhất
-
Đưa điều trị ARV vào BHYT giúp hoàn thành mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân
-
Nghiệm thu Đề tài “Giải pháp tổ chức kiểm toán đánh giá chất lượng công trình trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước”
-
Đoàn công tác của Kiểm toán Nhà nước dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào
-
KTNN chuyên ngành VI: Kiến nghị xử lý trên 5.300 tỷ đồng qua kết quả kiểm toán
-
Vụ Pháp chế tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2020
-
Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế ước đạt 89,8% dân số, vượt chỉ tiêu được giao
-
Ra mắt phim ngắn về phòng, chống nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã
-
32 nhà khoa học nữ xuất sắc được vinh danh tại Giải thưởng L’Oréal – UNESCO
-
Lãnh đạo Mỹ có thể thảo luận về thời điểm áp thuế hàng Trung Quốc
-
Hà Nội phấn đấu GRDP tăng từ 7,5% trở lên trong năm 2020