Nhập khẩu tăng cao, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD sau 7 tháng
Thứ Năm, 29/07/2021 22:19:36
(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước tháng 7/2021 ước đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 28,7 tỷ USD.
![]() |
Kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục nhập siêu. Ảnh minh họa: TTXVN |
Với kim ngạch đạt 27 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7/2021 giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,52 tỷ USD, tăng 14,6%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,81 tỷ USD, tăng 29,9%, chiếm 73,8%.
Trong 7 tháng năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 1,87 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 164,89 tỷ USD, tăng 27,1%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 13,65 tỷ USD, tăng 16,7%. Nhóm hàng thủy sản đạt 4,92 tỷ USD, tăng 12%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,6 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 28,7 tỷ USD, tăng 24,2%. Thị trường EU đạt 22,5 tỷ USD, tăng 15,5%. Thị trường ASEAN đạt 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%. Hàn Quốc đạt 12 tỷ USD, tăng 10,3%. Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 8,3%.
Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tháng 7/2021 ước đạt 28,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,31 tỷ USD, tăng 29,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 121,72 tỷ USD, tăng 38,5%.
Trong 7 tháng năm 2021 có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 176,36 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 84,35 tỷ USD, tăng 30%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 92,01 tỷ USD, tăng 41,5%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 11,67 tỷ USD, tăng 28,5%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 29,7 tỷ USD, tăng 19,9%. Thị trường ASEAN đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Nhật Bản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 13,8%. Thị trường EU đạt 9,7 tỷ USD, tăng 19,6%. Hoa Kỳ đạt 8,9 tỷ USD, tăng 10,4%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước tính nhập siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.
H.THOAN
- TAG
- BỘ KHĐT
Tin cùng chuyên mục
-
Tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn Dầu khí, đẩy mạnh chương trình “1 triệu sáng kiến”
-
Nghiên cứu triển vọng tìm kiếm, thăm dò gas hydrate ở Việt Nam
-
Nhiều triển vọng việc làm cho nhân lực ngành Công nghệ tài chính
-
Sẽ ghi bị chú “nơi sinh” vào hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam
-
Tập trung ngành “hot”, cam kết tạo việc làm, trường nghề cạnh tranh để hút thí sinh
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục 59 báo cáo phải thực hiện định kỳ
-
Chú trọng xuất khẩu nông sản theo đường chính ngạch, trong đó có nhãn lồng Hưng Yên
-
Dự kiến sản lượng điện tiêu thụ tháng 8/2022 ở mức 799,4 triệu kWh/ngày
-
Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư
-
Thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dầu khí ASEAN
Đọc nhiều nhất
-
Xem xét sửa đổi quy định về thẩm quyền chỉ định thầu
-
Hoàn thiện chính sách, thể chế hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
-
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19
-
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng
-
Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để xác định khó khăn, vướng mắc
-
Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước
-
Thách thức giảm nghèo
-
Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo