Hợp tác phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô
Thứ Tư, 19/05/2021 11:41:19
(BKTO)- Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ giữa về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Việc hợp tác được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, ở Việt Nam hiện nay, ngành chế biến chế tạo vẫn đang phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa thực sự phát triển. Do đó, nguồn cung cho các doanh nghiệp FDI phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu.
Thực trạng này đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra và coi là điểm nghẽn “nền kinh tế kép” của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI không tận dụng được nguồn cung trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cũng không tận dụng được sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI có chiến lược phát triển lâu dài và hình thành chuỗi cung ứng trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn” - ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh.
Theo Tổng Giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam Hiroyuki Ueda, lợi thế của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao, giá nhân công thấp. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là phát triển sản xuất do sản lượng nhỏ, công nghiệp vật liệu chất lượng cao chưa có nên nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về mặt kinh nghiệm và năng lực quản trị sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất linh kiện của Việt Nam cao hơn gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực.
Hiểu được những khó khăn của các nhà cung cấp trong việc nâng cao năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng, năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp. Đến nay, Toyota đã có 46 nhà cung cấp nội địa, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt.
Những kết quả ban đầu đạt được từ việc thực hiện các nội dung thoả thuận trong Biên bản ghi nhớ ký kết năm 2020 giữa Cục Công nghiệp và Toyota Việt Nam là minh chứng cho nỗ lực của cả hai bên trong việc hình thành và phát triển mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô./.
QUỲNH ANH
![]() |
Lãnh đạo Cục Công nghiệp và Toyota Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ - Nguồn: Cục Công nghiệp |
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, ở Việt Nam hiện nay, ngành chế biến chế tạo vẫn đang phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa thực sự phát triển. Do đó, nguồn cung cho các doanh nghiệp FDI phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu.
Thực trạng này đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra và coi là điểm nghẽn “nền kinh tế kép” của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI không tận dụng được nguồn cung trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cũng không tận dụng được sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI có chiến lược phát triển lâu dài và hình thành chuỗi cung ứng trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn” - ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh.
Theo Tổng Giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam Hiroyuki Ueda, lợi thế của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao, giá nhân công thấp. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là phát triển sản xuất do sản lượng nhỏ, công nghiệp vật liệu chất lượng cao chưa có nên nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về mặt kinh nghiệm và năng lực quản trị sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất linh kiện của Việt Nam cao hơn gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực.
Hiểu được những khó khăn của các nhà cung cấp trong việc nâng cao năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng, năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp. Đến nay, Toyota đã có 46 nhà cung cấp nội địa, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt.
Những kết quả ban đầu đạt được từ việc thực hiện các nội dung thoả thuận trong Biên bản ghi nhớ ký kết năm 2020 giữa Cục Công nghiệp và Toyota Việt Nam là minh chứng cho nỗ lực của cả hai bên trong việc hình thành và phát triển mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô./.
QUỲNH ANH
- TAG
- Ô TÔ
Tin cùng chuyên mục
-
Cà Mau: FTA tạo động lực phục hồi và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
-
Thừa Thiên Huế tiếp đà phục hồi kinh tế - xã hội
-
Liên Hợp Quốc tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam vì sự phát triển bền vững
-
Doanh nghiệp Trung ương tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
-
Tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn Dầu khí, đẩy mạnh chương trình “1 triệu sáng kiến”
-
Nghiên cứu triển vọng tìm kiếm, thăm dò gas hydrate ở Việt Nam
-
Nhiều triển vọng việc làm cho nhân lực ngành Công nghệ tài chính
-
Sẽ ghi bị chú “nơi sinh” vào hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam
-
Tập trung ngành “hot”, cam kết tạo việc làm, trường nghề cạnh tranh để hút thí sinh
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục 59 báo cáo phải thực hiện định kỳ
Đọc nhiều nhất
-
Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế
-
Ngày 13/8, ghi nhận 1.815 ca Covid-19 mới; 137 F0 phải thở oxy
-
Giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới đạt hơn 12%
-
Cà Mau: FTA tạo động lực phục hồi và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
-
Lan tỏa giá trị tích cực từ Quỹ học bổng Thắp sáng tương lai, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp kiểm toán
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hạt nhân cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Thừa Thiên Huế tiếp đà phục hồi kinh tế - xã hội
-
Luật hoá vấn đề tài chính y tế để ngành y tế yên tâm làm chuyên môn
-
Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Kiểm toán nhà nước
-
Liên Hợp Quốc tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam vì sự phát triển bền vững