Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thứ Bảy, 01/01/2022 23:09:03
(BKTO) - Ngày 01/01, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, hứa hẹn góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
![]() |
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Ảnh: BCT |
Sau khi có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết, Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.
Do vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
Trải qua 8 năm, 31 vòng đàm phán, 15 cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại và 19 vòng đàm phán cấp bộ trưởng, các nước đã đạt được thỏa thuận RCEP. Đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do đơn thuần mà còn là một thỏa thuận toàn diện. RCEP dựa trên “kiềng ba chân” gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử, được cụ thể hóa bằng một văn kiện dài hơn 14.000 trang với 20 chương, cùng với các phụ lục và lịch trình. |
RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Về kinh tế, RCEP sẽ giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực trong khu vực, thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại và tự do hóa đầu tư, nâng cao trình độ hội nhập kinh tế. RCEP còn thúc đẩy việc khôi phục kinh tế, cũng như sự thịnh vượng lâu dài của khu vực. RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô người tiêu dùng chiếm khoảng 30% dân số thế giới, mang lại thêm 209 tỷ USD hằng năm trong doanh thu toàn cầu và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.
Với Việt Nam, RCEP chính thức có hiệu lực sẽ mở thêm cơ hội cho DN đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Thậm chí, với Hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
PHÚC KHANG
- TAG
- HIỆP ĐỊNH RCEP
Tin cùng chuyên mục
-
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu
-
Nhiều thủ tục hành chính được tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích
-
Các Bộ trưởng Thương mại APEC thảo luận nhiều nội dung quan trọng
-
Ngưỡng giá gói thầu trong một số FTA cao nhất là 2.123,9 tỷ đồng
-
Tăng cường dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
-
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nhiều hỗ trợ
-
Bộ Công Thương lọt Top 3 Bộ, ngành có tỷ lệ xử lý hồ sơ trực tuyến cao nhất
-
Hành động quyết liệt hơn vì mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
-
11 gương mặt trẻ Dầu khí được tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi”
-
Việt Nam – ILO sắp ký kết Chương trình hợp tác quốc gia về việc làm
Đọc nhiều nhất
-
Nhiều quốc gia đẩy mạnh các biện pháp phục hồi sản xuất, chống lạm phát
-
Thị trường tài chính Việt Nam hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế
-
Ngày 25/5, ghi nhận 1.344 ca nhiễm Covid-19 mới
-
Hoa Kỳ: Kiểm toán lên án cựu lãnh đạo Quận Clay lạm dụng ngân sách
-
Tổng Kiểm toán nhà nước: Làm tốt công tác dự báo để chủ động trong điều hành
-
Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp phát triển nghề truyền thống
-
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán ngân sách nhà nước và kiểm toán báo cáo tài chính
-
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu
-
Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
-
Chủ tịch Quốc hội: Cần có giải pháp mới cho những vấn đề cũ