Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN: Cần cú hích để đột phá.

(BKTO) - Theo Kế hoạchtổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2020 đảm bảo 100% thủ tục hànhchính (280 thủ tục) thực hiện qua NSW. Để cán đích mục tiêu này, các Bộ, ngành cầnưu tiên giải quyết những rào cản, vướng mắc, tạo cú hích để đột phá trong cảicách thủ tục hành chính.




Thực hiện NSW, các DN sẽ giảm được nhiều thời gian làm thủ tục thông quan. Ảnh: TK

Giảm thời gian,chi phí thông quan

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến hết tháng 11/2016, cả nước đã có 10/14 Bộ, ngành tham gia thực hiện cơ chế giải quyết các thủ tục hành chính thông qua NSW. Bộ Giao thông vận tải là đơn vị có số thủ tục được kết nối một cửa nhiều nhất với 11 thủ tục, tiếp sau đó lần lượt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (9 thủ tục), Bộ Y tế (5 thủ tục), Bộ Công Thương (4 thủ tục), Bộ Tài nguyên và Môi trường (4 thủ tục)… Dự kiến, từ tháng 01/2017, NSW sẽ được triển khai đối với các thủ tục tàu bay xuất nhập cảnh tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam và từ tháng 3/2017 áp dụng với các hãng khác.

Đến nay, những lợi ích của việc triển khai NSW ngày càng được khẳng định. Bởi NSW cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục với hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thông qua hệ thống thông tin tích hợp. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định cho phép hàng hóa được xuất, nhập khẩu quá cảnh, còn cơ quan hải quan sẽ quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp. Thông qua NSW, các bên liên quan như DN, tổ chức, người dân không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính trước khi hàng hóa, phương tiện được thông quan nên giảm bớt phiền hà, tiêu cực; đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian chuẩn bị hồ sơ.

Theo tính toán sơ bộ, khi hoàn thiện NSW và kết nối kỹ thuật với ASW, DN Việt Nam sẽ tiết kiệm được 3/4 thời gian làm thủ tục thông quan, giảm chi phí nhiều tỷ đồng mỗi năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong ASEAN sẽ cải thiện đáng kể. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), những cải tiến về thủ tục thông quan giúp DN giảm được 30 giờ chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu và giảm 33 giờ chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu so với năm 2015. Tính trung bình, chi phí để chuẩn bị hồ sơ (cho cả nhập khẩu và xuất khẩu) tại Việt Nam ước khoảng 2,5 USD/giờ. Như vậy, mỗi lô hàng xuất, nhập khẩu ước tiết kiệm được khoảng 75 USD chi phí chuẩn bị.

Tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo Uỷ ban Chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại - khẳng định, thực hiện NSW góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Biến mục tiêu thành hiện thực

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện NSW, ASW vẫn còn hạn chế. Tại Hội thảo đánh giá về tình hình triển khai cải cách thủ tục hành chính cấp quốc gia diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Hiện mới chỉ có gần 13% (36/280 thủ tục) được đưa vào thực hiện qua chế độ NSW, con số này còn khá xa so với mục tiêu đặt ra.

Hơn nữa, Kế hoạch tổng thể triển khai NSW và ASW giai đoạn 2016-2020 còn đặt mục tiêu: Đến năm 2018, Việt Nam hoàn thành triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua NSW. Đến năm 2020, thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các thủ tục hành chính một cửa bằng với nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và 100% các thủ tục hành chính thực hiện thông qua NSW được thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử.

Để thực hiện được những mục tiêu này, nhiều ý kiến cho rằng, các Bộ, ngành cần có những cú hích để tạo đột phá; trong đó, cần ưu tiên giải quyết những rào cản, vướng mắc từ chính nội tại. Nhiều cơ quan nhà nước cần chủ động xây dựng văn bản pháp lý, quy trình thủ tục theo hướng đơn giản hóa và lược bớt những thủ tục rườm rà, không thực sự cần thiết. Đồng thời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và vận tải quốc tế cần được rà soát triệt để nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi đưa lên thực hiện thông qua NSW…

Đề cập đến vai trò của người đứng đầu các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện NSW và ASW, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cần phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, bởi “Bộ trưởng mà không chuyển động thì khó mà làm được”. Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý việc thu hút các DN tham gia NSW, qua đó giúp tiết giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
NGUYỄN LỘC - LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai:  Cần phát huy vai trò giám sát của cộng đồng
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việc quản lý,sử dụng đất đai ở nước ta luôn bị đánh giá là một trong những lĩnh vực có nhiềunguy cơ và biểu hiện tham nhũng. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lựcphòng, chống mang tính tổng thể, liên ngành, song cảm nhận của xã hội về thamnhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn rất nghiêm trọng và phổ biến.
  • Tăng cường hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam(VBF) thường niên 2016 vừa được tổ chức ngày 5/12 với chủ đề “Nâng cao vai tròkhu vực kinh tế tư nhân: Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nướcngoài vì sự phát triển hài hoà của kinh tế Việt Nam”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vàlãnh đạo các bộ, ngành, cùng khoảng 600 đại biểu là đại diện các đối tác pháttriển, hiệp hội DN và các nhóm công tác thuộc VBF đã tham dự.
  • Động lực và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Báo cáo Điểm lạicập nhật tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày05/12 cho thấy, bên cạnh những yếu tố tạo động lực cho tăng trưởng, kinh tế ViệtNam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
  • Trụ cột phát triển cho ngành năng lượng
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Biến đổi khíhậu đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách đối với nhân loại trong việc hạn chếsử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Việc đầu tư sản xuất điện phụ thuộc vàothan là đi ngược lại xu hướng thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng năng lượnghiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo mới chính là trụ cột cho phát triển ngành năng lượng của Việt Nam.
  • Phát triển năng lượng tái tạo - tiềm năng còn bỏ ngỏ
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn,nhưng thực tế hiện nay vẫn có rất ít dự án phát triển năng lượng tái tạo đượctriển khai, đi vào hoạt động, mặc dù có không ít nhà đầu tư trong và ngoài nướcquan tâm đến lĩnh vực này. Vấn đề mấu chốt cần được giải quyết chính là “giá cơsở” cho mỗi kWh điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo còn thấp.
Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN: Cần cú hích để đột phá.