FDI tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế

(BKTO) - Với mức giải ngân đạt cao nhất từ trước đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016. Trên đà tăng trưởng này, nhiều chuyên gia tiếp tục lạc quan về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2017.




Các DN FDI đã tạo 3,9 triệu việc làm cho Việt Nam.Ảnh: TS
Thu hút FDI lập kỷ lục

Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2016, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi thu hút 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,182 tỷ USD, tăng 27% về số dự án so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,765 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án.

Năm qua, 2.547 DN, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt 24,372 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Vốn FDI thực hiện năm 2016 ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Đây được coi là 1 trong 4 kỷ lục của nền kinh tế Việt Nam năm 2016.

Luồng vốn trên đã tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) công bố vừa qua, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 19% GDP của Việt Nam, 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu và làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng trưởng với tốc độ ngoạn mục trong thập kỷ qua (25%). Nhờ các hoạt động chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu của khu vực FDI, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã được chuyển đổi và đa dạng hơn.

Thặng dư xuất khẩu mạnh của khu vực FDI giúp Việt Nam giảm thiểu tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, qua đó góp phần ổn định các cân đối vĩ mô. Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng tạo ra 3,9 triệu việc làm, bằng khoảng 30% tổng việc làm trong khu vực DN, tương đương 7% lực lượng lao động của Việt Nam.

Triển vọng lạc quan năm 2017

Ông Jon Fasman - Trưởng văn phòng khu vực Đông Nam Á của Tạp chí kinh tế The Economist (Anh), cho rằng chính sách hoạch định kinh tế dài hạn và ổn định của Chính phủ đã giúp nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh.

Thực tế cho thấy, để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, khuyến khích, ưu đãi, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế.

Đơn cử, nếu như năm 2009, thuế Thu nhập DN mà DN FDI phải đóng là 25% thì đến năm 2016, mức thuế này đã giảm xuống còn 20%. Luật Thuế Thu nhập DN hiện hành còn quy định nhiều điều kiện ưu đãi khác như: Miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư… Cùng với đó, nới room (tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại, đa dạng kênh huy động vốn cho DN.

Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ cho phép nới room đối với nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100%. Việc triển khai thực hiện Nghị định này trong năm qua cũng góp phần làm gia tăng dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, việc nâng hạng môi trường kinh doanh từ vị trí thứ 91 lên 82/190 nền kinh tế thế giới theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) đã giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Trên nền tảng môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện, nhiều chuyên gia dự báo, năm 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới, triển vọng thu hút FDI trong trung hạn khá tích cực, nhất là với khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2016, kinh tế vĩ mô ổn định với lạm phát, lãi suất được duy trì ở mức thấp, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi, đặc biệt là lợi ích từ những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ ký kết.

Yếu tố nữa để các chuyên gia lạc quan vào khả năng gia tăng nguồn vốn FDI là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang gấp rút hoàn thiện Nghị định về thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quý I/2017.

Không chỉ tăng về quy mô, số lượng, thu hút FDI trong năm 2017 được dự báo sẽ đi vào chiều sâu và trọng tâm hơn - các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định.

ĐỨC THÀNH

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Được xác định là một trong những khâu đột phá, công tác cải cách hànhchính (CCHC) ở Thái Nguyên đã tập trung đầu tư hiện đại hoá bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện, đơn giảnhóa các thủ tục theo hướng tinh gọn, giúp giảm chi phí, thời gian cho các cánhân, tổ chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Những nỗlực đó đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, vớicác chỉ số CCHC được cải thiện tích cực.
  • Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.
  • Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
  • Doanh nghiệp lớn hứa hẹn mở rộng sản xuất, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2017 được nhận định sẽ có nhiềutriển vọng, lạc quan khi nền kinh tế trên thế giới đang dần vượt qua khủnghoảng, trong nước việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn2016-2020 được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá mới, cộng đồng các DN lớn nhất ViệtNam đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng sản xuất, kinhdoanh trong thời gian tới.
  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện chính sách bảo hiểm.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách, với nhiều giải pháp đồng bộ để cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, tại Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam do BHXH Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, đại diện các DN FDI vẫn phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực thi các chính sách này.
FDI tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế