Đổi mới quan hệ lao động Việt Nam: Biến thách thức thành cơ hội để hội nhập và phát triển

(BKTO) - “Việt Nam nên tận dụng thách thức mà Hiệp định đối tácxuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại như một cơ hội vàng để cải cách, xây dựngquan hệ lao động mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, giúp ích cho DN, người laođộng và toàn xã hội”- Trưởng nhóm Chuyên gia về Việc làm bền vững của Tổ chứclao động quốc tế (ILO) Maurizio Bussi đã đưa ra khuyến nghị trong khuôn khổ Diễnđàn Quan hệ lao động Việt Nam ngày 19/4, tại Hà Nội.




Cam kết trong TPP đòi hỏi tổ chức Công đoàn (đặc biệt ở cấp DN) phải đổi mới, nâng cao vai trò đại diện cho người lao động.Ảnh: TL

Thách thức trong đổi mới quan hệ lao động

Theo ông Maurizio Bussi, TPP và Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) Việt Nam-EU không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào nhưng đòi hỏi Việt Nam thông qua và duy trì trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn những nguyên tắc và quyền cơ bản về lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO. Riêng đối với TPP, trọng tâm của cam kết trong Hiệp định này là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết. Hiện nay, mọi tổ chức công đoàn tại Việt Nam đều phải thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN). Khi gia nhập TPP, người lao động sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp DN. Các tổ chức này có thể hoặc không thuộc TLĐLĐVN. “Đây là một thay đổi quan trọng không chỉ tác động tới người lao động, TLĐLĐVN mà còn đối với người sử dụng lao động và Chính phủ”- ông Maurizio Bussi nhấn mạnh.

Nhận diện những thách thức trong quan hệ lao động giai đoạn tới, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Minh Huân nêu rõ: Tới đây, khi TPP có hiệu lực, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận đăng ký, theo dõi, thậm chí uốn nắn những hoạt động không đúng của các tổ chức mà người lao động tham gia. Vì vậy, vấn đề của Việt Nam hiện nay là phải xem xét, lựa chọn, xây dựng mô hình quan hệ lao động sao cho phù hợp, tránh những diễn biến phức tạp có thể xảy ra trong quan hệ lao động như ở một vài quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, cam kết trong TPP đòi hỏi tổ chức công đoàn, đặc biệt là công đoàn ở cấp DN phải đổi mới, nâng cao vai trò đại diện cho người lao động bởi theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng, nếu không đổi mới thì nguy cơ người lao động không tham gia vào tổ chức công đoàn là rất lớn.

Trước các cam kết trong TPP, ông Nguyễn Xuân Dương- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần May Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên đã bày tỏ băn khoăn, lo lắng của giới chủ: Trong tương lai, dưới DN sẽ có 5-7 tổ chức đại diện cho người lao động. Cái khó của DN là sẽ đàm phán với tổ chức nào để duy trì quan hệ lao động hài hòa, đảm bảo cho sự phát triển của DN.

Quyết tâm đưa quan hệ lao động Việt Nam sang trang mới

Rõ ràng, trước những thách thức trên, “Việt Nam cần phải tiến hành các cuộc cải cách quan trọng, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động nếu muốn đủ điều kiện hưởng lợi về kinh tế từ TPP. Con đường này tuy khó khăn nhưng với quyết tâm của các bên liên quan và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể thực hiện được”- Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Chang-Hee Lee khuyến nghị.

Bên cạnh đó, thống kê của Bộ LĐ-TB&XH chỉ rõ, từ khi Bộ luật Lao động được ban hành (1994) đến nay, cả nước đã có 5.500 cuộc đình công nhưng chưa có cuộc nào thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhiều DN ký kết thỏa ước lao động tập thể song lại không thực hiện. Điều đó cho thấy vấn đề thương lượng tập thể mặc dù đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa đi vào thực chất và tổ chức công đoàn ở cấp DN cũng chưa phát huy được vai trò. Thực tế này đòi hỏi hệ thống pháp luật lao động quốc gia phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Việc sửa đổi này còn nhằm đảm bảo tương thích với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, TPP và FTA Việt Nam-EU đang trong trong quá trình Quốc hội các nước phê chuẩn. Nếu 2 hiệp định này được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn thông qua vào tháng 7/2016 thì dự kiến đầu năm 2018, tức là trong khoảng một năm rưỡi nữa, Việt Nam sẽ phải hoàn tất việc sửa đổi luật pháp để tương thích với những cam kết trong 2 hiệp định; đồng thời phải thành lập bộ máy, thiết chế, bố trí đủ nguồn lực cần thiết nhằm thực thi một cách hiệu quả những cam kết trên.

Để phục vụ cho việc sửa đổi hệ thống pháp luật lao động, Bộ LĐ-TB&XH đã chuẩn bị thành lập Ban soạn thảo; phối hợp với Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội xem xét đánh giá tác động của chính sách tại cơ sở; tập hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động. Nội dung sửa đổi cũng đã được tính đến như các quy định về đăng ký thành lập tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở, nội dung hoạt động của các tổ chức, hướng các tổ chức này hoạt động đúng tôn chỉ mục đích đảm bảo quan hệ lao động hài hòa… Cùng với việc sửa đổi hệ thống pháp luật, Việt Nam đã có kế hoạch nghiên cứu đánh giá, hướng tới phê chuẩn 3 công ước cơ bản còn lại về lao động của ILO.

Không chỉ từ phía Chính phủ, đại diện cho người lao động và giới chủ, TLĐLĐVN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã đưa ra cam kết, thể hiện quyết tâm cải thiện hệ thống pháp luật lao động, thiết chế và thực tiễn hoạt động cho phù hợp với những yêu cầu của các FTA; từ đó tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững dựa trên công bằng xã hội để giúp Việt Nam rút dần khoảng cách với các nước trong quá trình hội nhập.
NGỌC MAI


Cùng chuyên mục
  • Chương trình xây dựng nông thôn mới: “Mạnh tay” với nợ đọng xây dựng cơ bản
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Một số địa phương có biểuhiện chạy theo thành tích. Một số nơi huy động quá sức dân, hoặc nợ đọng xâydựng cơ bản không có khả năng thanh toán. Số nợ đọng của 35/41 tỉnh, thành phốđã có báo cáo khoảng 8.600 tỷ đồng” - đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cung cấp tại buổi làm việccủa Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các Bộ, ngành về việc thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra mới đây tại Hà Nội.
  • Những tiến bộ của WTO tạo môi trường tốt hơn cho doanh nghiệp
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Những mặt tích cực, tiêu cực từ hội nhập WTO đã đượccác chuyên gia phân tích, đồng thời những lời khuyên hữu ích, những cam kết hỗtrợ DN nhỏ và vừa đã được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tạiViệt Nam lần đầu tiên của một Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • Kết quả khảo sát PAPI 2015:  Bức tranh tối màu về quản trị và hành chính công
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chỉ số Hiệu quảquản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015 cho thấy hiệu quả quản trịvà hành chính công ở Việt Nam có xu hướng suy giảm đáng kể (với 5/6 chỉ số nộidung giảm điểm), trong đó, mức giảm đáng chú ý nhất ở chỉ số “công khai, minh bạch”giảm hơn 7% so với năm trước. Bên cạnh góc nhìn cấp quốc gia, PAPI 2015 cũngđưa ra bức tranh về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2015.
  • Minh bạch, rõ ràng hơn để hút FDI
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam qua lăngkính của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được đánhgiá tích cực, tuy nhiên vẫn còn không ít “khoảng tối” cần được thắp sáng bằngnhững chính sách minh bạch, rõ ràng và mạnh mẽ hơn.
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tronghoạt động của KTNN là một trong 8 mục đích chiến lược được ưu tiên đặc biệt trongKế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, nhằm khắc phục nhữngtồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạtđộng của KTNN. Để có thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốctế về lĩnh vực này, ngày 4/4, tại Hà Nội, KTNN phối hợp với Viện Kế toán Côngchứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng CNTT trong hoạtđộng kiểm toán”.
Đổi mới quan hệ lao động Việt Nam: Biến thách thức thành cơ hội để hội nhập và phát triển