Còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam - Lào thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư

(BKTO) - Mặc dù hợp tác kinh tế cũng như kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào có sự tăng trưởng nhanh, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp (DN) hai bên tăng cường hợp tác, qua đó thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước.



Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm với chủ đề “Nâng tầm hợp tác, thúc đẩy thương mại - đầu tư DN Việt Nam - Lào”, do Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và Tạp chí Mekong ASEAN phối hợp tổ chức vào ngày 31/8.
                
   

Quang cảnh Tọađàm.Ảnh: D.THIỆN

   

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Phan Minh Chiến - Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao cho biết, 60 năm qua kể từ khi Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt qua 45 năm thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vẫn mãi sắt son, không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả quan trọng...

Hợp tác vềkinh tế ngày càng khởi sắc, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và DN hai bên. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Năm 2021, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 1,37 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2020, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Về đầu tư, Việt Nam hiệngiữ vị trí nước đầu tư trực tiếp lớn thứ 3 vào Lào với hơn 200 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt hơn 5 tỷ USD. Các dự án của Việt Nam tại Lào đang phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thủy điện, khai khoáng, cơ sở hạ tầng, tài chính - ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp…
                
   

ÔngPhan Minh Chiến - Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao phát biểu.Ảnh: D.THIỆN

   

Ông Chiến thẳng thắn cho rằng, mặc dù hợp tác kinh tế cũng như kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, cũng như còn rất nhiều dư địa để các DN hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Đồng quan điểm trên, chia sẻ về những tiềm năng của thị trườngLào, ông Đỗ Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm gần đây, Lào có tốc độ tăng trưởng GDP rất tốt, thu nhập bình quân đầu ngườităng, tầng lớp trung lưu đang mở rộng.

Bên cạnh đó, Lào có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ sẵn sàng vào làm việc trong các ngành sản xuất; có nguồn tài nguyên phong phú để cung ứng cho các ngành sản xuấtcông nghiệp, chế biến; có lợi thế đất đai rộng lớn, nguồn điện dồi dào, có tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp…

“Với những tiềm năng, lợi thế như trên, dư địa để các DN Việt Nam đẩy mạnh hợp tác, khai thác thị trường Lào còn rất lớn. Điều quan trọng là DN cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thị trường để nắm bắt được các cơ hội, từ đó có thể nhanh chóng thâm nhập được thị trường một cách hiệu quả và khẳng định được chỗ đứng tại thị trường Lào” - ông Hưng nhấn mạnh.

Thông tin thêm đến các DN Việt Nam về các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Lào, bà Sonechan Phoutthavong - Tham tán Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam cho biết, Lào có 9 ngành khuyến khích đầu tư gồm: sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp; du lịch; giáo dục; y tế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển hàng hóa; xây dựng trung tâm mua sắm, siêu thị hiện đại…

Song song với đó, Lào có chính sách khuyến khích đầu tư theo khu vực. Trong đó, khu vực 1 là khu vực khó khăn, xa xôi hẻo lánh, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được điều kiện thuận lợiđểđầu tư. Khu vực 2 có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi để đầu tư. Khu vực 3 là đặc khu kinh tế.

Theo đó, nếu DN đầu tư vào 9 ngành khuyến khích đầu tưvà nằm trong khu vực 1 sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế giá trị gia tăng và miễn phí thuê đất hoặc phí chuyển nhượng đất trong vòng 10 năm. Nếu DN đầu tư vào 9 ngành khuyến khích đầu tư và nằm trongkhu vực 2 sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế giá trị gia tăng và miễn phí thuê đất hoặc phí chuyển nhượng đất trong vòng 5 năm.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, nếu nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất mà Lào không sản xuất được, nhằm tạo nên tài sản cố định và phương tiện phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất.

“Với những cơ chế, chính sách ưu đãi của Lào như trên, tôi hy vọng trong thời gian tới, các DN Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Lào, để Việt Nam có thểvươn lên trở thành nướcđầu tư trực tiếplớn nhất tại Lào trong tương lai” - bà Sonechan Phoutthavong nói./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam - Lào thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư