Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

(BKTO) - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lậpvào cuối năm 2015 cho phép 8 ngành nghề lao động trongcác nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghềtương đương, trong đó có nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.



Tham gia AEC, lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với DN cùng ngành nghề trong khu vực Ảnh: T.K
Tham gia AEC, lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với DN cùng ngành nghề trong khu vực. Ảnh: T.K
Đây là cơ hội cho những người có chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán tiêu chuẩn ASEAN và tiêu chuẩn quốc tế có thể dễ dàng làm việc tại các nước trong khu vực. Đồng thời, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước sẽ cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các kiểm toán viên (KTV) phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp nếu không sẽ bị các kế toán viên, kiểm toán viên của khu vực và quốc tế thay thế.

Trao đổi với Báo Kiểm toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN (MRA) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46 vào tháng 8/2014. Đến nay, thông qua Phiên họp chuyên ngành của nhóm MRA về kế toán, kiểm toán được tổ chức vào tháng 9/2014 (trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 79 của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN) các nước ASEAN cũng như Việt Nam nói riêng đang tham khảo kinh nghiệm triển khai Thỏa thuận của lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Từ đó các bên sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai Thỏa thuận trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán (thành lập Ban thư ký và Chủ tịch của Ủy ban điều phối kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPACC), xây dựng biểu mẫu hồ sơ, quy trình thủ tục, báo cáo đánh giá tiêu chuẩn ứng viên, thiết lập Ủy ban giám sát của mỗi nước…).

Thỏa thuận này phù hợp với các quy định hiện hành về việc hành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Tham gia Thỏa thuận, Việt Nam có một số cơ hội, như: Tăng cường hội nhập với khu vực về lĩnh vực kế toán, kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam (có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN) được sang làm việc tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh nghiệm tốt từ các quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; đa dạng hóa đối tượng tham gia hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam (bao gồm cả những người nước ngoài có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN).

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, Thỏa thuận này không làm ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước. Bởi vì người nước ngoài có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN chỉ được làm việc trong các DN kế toán, kiểm toán, không được hành nghề độc lập với tư cách cá nhân. Nếu muốn trở thành kiểm toán viên hành nghề và ký báo cáo kiểm toán cần đáp ứng đủ các quy định trong nước hiện hành (gồm quy định về chứng chỉ kiểm toán viên, cập nhật kiến thức, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền...). Tương tự, người Việt Nam có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN muốn sang nước khác trong khu vực ASEAN để hành nghề cũng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật nước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà - Phó TGĐ Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam, khi Việt Nam tham gia AEC, KTV của Việt Nam có thể sang các nước trong khu vực hành nghề, đồng thời thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đón KTV đến từ các nước. Để làm được điều này, KTV của Việt Nam phải đạt được trình độ ít nhất là ngang bằng trình độ KTV của khu vực. Đây là thách thức lớn, vì vậy bản thân từng KTV phải tăng cường kiến thức và khả năng để đạt mặt bằng chung đó. Với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), phải làm sao để người có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA Việt Nam) được thừa nhận ở các nước. Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam với hơn 200 nhân viên, đa số KTV vừa có chứng chỉ CPA Việt Nam vừa có chứng chỉ hành nghề quốc tế lại chủ yếu làm việc với các đối tác là DN có vốn đầu tư nước ngoài nên sẽ có nhiều cơ hội hơn khi Việt Nam tham gia AEC.

Ông Nguyễn Minh Hải - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) cho rằng: Khi Việt Nam tham gia AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội thu hút vốn FDI, tạo việc làm cho các DN Việt Nam nói chung cũng như công ty như AVA nói riêng. Đó là thách thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải tổ chức quản trị DN tốt hơn, nâng cao tính cạnh tranh, phát triển thương hiệu, uy tín công ty trong nước cũng như trong khu vực. Năm 2011, AVA đã gia nhập Hãng kiểm toán MGI quốc tế, qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, cử nhân viên học tập, khảo sát, trao đổi, làm việc giữa các nước trong khu vực; cử cán bộ, KTV và trợ lý kiểm toán học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế như chứng chỉ ACCA, CPA Australia. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV.

Ở góc độ Hội nghề nghiệp, ông Ngô Đức Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành VACPA, TGĐ Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cho biết: Từ năm 2005, VACPA đã chuẩn bị về tổ chức, nhân sự, chuyên môn và về đạo đức nghề nghiệp để sẵn sàng tham gia hội nhập với tổ chức nghề nghiệp khu vực và thế giới. Đến nay, VACPA đã được Liên đoàn Kế toán Châu Á Thái Bình Dương (CAPA), ACCA và CPA Australia ghi nhận. Thời gian tới, hội viên tập thể và hội viên cá nhân của VACPA phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

THÙY ANH


Cùng chuyên mục
  • Huyện vùng cao chuyển mình, hướng tới thoát nghèo bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - KỳSơn là một trong những huyện vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình, song nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực củaNhà nước, đến nay, diện mạo của huyện miền núi này đã có nhiều chuyển biến. Đặcbiệt, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn Kỳ Sơn đã thực sự đổi mới khiến nhiều ngườikhông khỏi ngỡ ngàng khi trở lại nơi đây.
  • Phát huy nguồn lực tài nguyên - môi trường để phát triển kinh tế
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong năm 2014,ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quantrọng trên các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Những kết quả đạtđược của toàn ngành đã góp phần giúp nguồn lực TN&MT được phát huy phục vụphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững.
  • Đề xuất thêm các giải pháp  để xử lý nợ xấu
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu này, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp được các chuyên gia đề xuất là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu Chính phủ (TPCP).
  • Khắc phục lệch cung - cầu đào tạo và việc làm:  Xã hội hóa giáo dục là con đường cơ bản
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong số báo ra gần đây, Báo Kiểm toán cóbài viết phản ánh về tình trạng lệch cung - cầu trong đào tạo và việc làm, gâylãng phí và để lại nhiều hệ lụy trong xã hội. Bày tỏ quan điểm của mình về vấnđề này với phóng viên Báo Kiểm toán, GS. Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướngChính phủ đã khẳng định: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học sẽ là con đường đểgiảm dần khoảng cách chênh lệch này.
  • Nông nghiệp Việt Nam 2014: Những thành tựu đáng ghi nhận
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm2014, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâmchỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đivào cuộc sống, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây là khẳng định củaBộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (NN&PTNT) năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 được tổ chứcmới đây.
Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán