Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

(BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.



Không phản ánh đầy đủ giá trị thực của DN

Một trong những bất cập được phát hiện qua kiểm toán là hầu hết các DN đã niêm yết thuộc tập đoàn (TĐ) kinh tế, tổng công ty (TCT) Nhà nước khi thoái vốn Nhà nước đều không xác định giá bán tối thiểu, ngoại trừ SCIC. Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam còn sơ khai, thanh khoản thấp, nhiều biểu hiện thao túng giá cổ phiếu, giá thị trường cổ phiếu trên sàn không phản ánh đầy đủ giá trị thực của DN… Nếu không xác định giá bán tối thiểu có thể bị lợi dụng thao túng giá cổ phiếu, dễ làm giá cổ phiếu. Do đó, để thoái vốn hiệu quả, ngăn ngừa thất thoát, theo KTNN, cần quy định xác định giá tối thiểu, phản ánh đúng giá trị thực của DN và chỉ thực hiện thoái vốn khi giá trị trường cao hơn giá tối thiểu.

KTNN cũng nhận định rằng việc bán vốn DN chưa niêm yết theo cơ chế đặc thù 30:70 (đấu giá công khai 30%, bán thỏa thuận 70% cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thỏa thuận 70% cho người lao động theo Điều 14 Nghị định 151/2013/NĐ-CP) của SCIC không hiệu quả. Qua phân tích số liệu tại SCIC cho thấy, nếu bán vốn theo hình thức đấu giá công khai, rộng rãi thì cho kết quả giá cao hơn nhiều so với bán vốn theo hình thức 30:70, đặc biệt trường hợp thoái vốn đối với DN thuê đất Nhà nước có diện tích lớn, có lợi thế về vị trí… Minh chứng cụ thể là có 22/32 đơn vị mà SCIC thoái vốn theo hình thức 30:70 có giá bán cao hơn giá khởi điểm không quá 3%, trong khi các đơn vị có lợi thế về đất bán đấu giá công khai cho kết quả cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Đến năm 2016 đã có 117 quốc gia áp dụng IFRS Ảnh: TK

Bên cạnh đó, chính sách bán cổ phần theo lô tuy đã giúp các DN tránh được tình trạng phải tổ chức nhiều cuộc đấu giá mới bán hết số cổ phần cần bán, từ đó đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả bán vốn Nhà nước, nhưng thực tế cũng nảy sinh nhiều bất cập. Qua kiểm toán cho thấy, việc bán đấu giá cổ phần theo lô thường đạt được giá bán cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư mua cổ phần nhằm mục đích để nắm quyền chi phối, kiểm soát DN. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ mục đích đó nên việc bán theo lô cũng dễ xảy ra hiện tượng nhóm lợi ích thâu tóm DN, làm ảnh hưởng đến sự ổn định sản xuất kinh doanh và lợi ích người lao động trong DN.

Đánh giá về phương thức giao dịch thoái vốn DN niêm yết, KTNN cho rằng quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP là không phù hợp với thực tế. Bởi tại điểm a, khoản 4, Điều 38 của Nghị định này quy định việc chuyển nhượng vốn/cổ phiếu chỉ thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận trên sàn, mà không được áp dụng phương thức giao dịch khác như đấu giá công khai, bán cả lô toàn bộ số cổ phần thông qua đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc phương thức chuyển nhượng khác không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch… Do quy định bó hẹp phương thức giao dịch nên chưa đảm bảo tính hiệu quả khi thoái vốn. Qua kiểm toán tại SCIC, KTNN cho biết, giai đoạn 2014-2015, SCIC đã thoái vốn 14/34 DN theo hình thức thỏa thuận với giá cao hơn biên độ trên sàn, trong trường hợp này phải thực hiện chuyển nhượng qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

Phương thức đặt lệnh không được quy định rõ ràng, nhất quán cũng chính là một điểm còn bất cập mà KTNN đã phát hiện. Đến nay do chưa có quy định bắt buộc về quy trình đặt lệnh bán vốn nhà nước nên dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc thực hiện đặt lệnh, nhiều trường hợp bán vốn nhà nước với giá thấp, thậm chí bán cổ phiếu với giá sàn.

Những kẽ hở có thể gây thất thoát vốn

KTNN cũng nêu rõ, các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn về tiêu chí cổ đông chiến lược, thời gian tối thiểu cổ đông chiến lược nắm giữ cổ phần trong trường hợp thoái vốn, phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Hiện tại, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chủ yếu là tiêu chí về năng lực tài chính. Điều này đã tạo ra rào cản đối với các nhà đầu tư tham gia có năng lực về chuyên môn, có thể hỗ trợ DN trong chuyển giao công nghệ, quản trị DN, phát triển thị trường.

Một kẽ hở nữa là hiện vẫn chưa có văn bản nào quy định về các biện pháp hay chế tài nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư, mặc dù tại khoản 2, Điều 6, Quyết định 41/2015/QĐ-TTg quy định nhà đầu tư tham gia mua cổ phần theo lô là các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với DN, có phương án tiếp tục sử dụng lao động hiện có, hỗ trợ DN để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN… Do đó, trên thực tế, một số DN có lợi thế về đất đã bị các nhà đầu tư thâu tóm, thực chất chỉ để lấy đất, triển khai dự án bất động sản, không thực hiện hỗ trợ DN như cam kết.

Theo KTNN, quyền thuê đất Nhà nước đều có giá trị lợi thế, đặc biệt đối với các DN có quỹ đất lớn, vị trí đắc địa, có lợi thế kinh doanh, phát triển dự án bất động sản… Tuy nhiên, hầu hết các TĐ, TCT đều không tính giá trị lợi thế quyền thuê đất Nhà nước vào giá trị DN khi cổ phần hóa hoặc vào giá khởi điểm khi thoái vốn Nhà nước tại DN (ngoại trừ một số DN thuộc Tập đoàn VNPT). Điều này khiến cho giá trị DN khi cổ phần hóa hoặc giá khởi điểm khi thoái vốn không phản ánh sát giá giao dịch thị trường, tạo kẽ hở để có thể lợi dụng gây thất thoát vốn Nhà nước khi cổ phần hóa, thoái vốn.

Hơn nữa, qua kiểm toán cho thấy thực tế là một số DN có quỹ đất lớn, vị trí có lợi thế kinh doanh nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc trong diện phải di dời nhưng không thực hiện trả lại đất cho Nhà nước mà kêu gọi nhà đầu tư cùng liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện chuyển nhượng, thoái phần vốn góp bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, triển khai dự án bất động sản. Như vậy, thực chất là đã lách luật để chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư, việc thành lập công ty liên doanh, hợp tác đầu tư chỉ là hình thức và không minh bạch trong phương pháp xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn.
(Kỳ sau đăng tiếp)
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.
  • Doanh nghiệp lớn hứa hẹn mở rộng sản xuất, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2017 được nhận định sẽ có nhiềutriển vọng, lạc quan khi nền kinh tế trên thế giới đang dần vượt qua khủnghoảng, trong nước việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn2016-2020 được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá mới, cộng đồng các DN lớn nhất ViệtNam đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng sản xuất, kinhdoanh trong thời gian tới.
  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện chính sách bảo hiểm.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách, với nhiều giải pháp đồng bộ để cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, tại Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam do BHXH Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, đại diện các DN FDI vẫn phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực thi các chính sách này.
  • Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau hơn 7 năm ban hành và đi vàothực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN),Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT);3 năm thực hiện các Nghị định sửa đổi, bổ sung: Nghị định 164/2013/NĐ-CPngày 11/12/2013, Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015, hiệu quả quản lýnhà nước trong lĩnh vực KCN, KCX, KKT đã được nâng cao. Tuy nhiên, thựctế cũng đang bộc lộ rõ những bất cập đòi hỏi phải cấp thiết sửa đổi chính sáchcho phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KCN,KKT.
  • Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN:  Cần cú hích để đột phá.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Kế hoạchtổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2020 đảm bảo 100% thủ tục hànhchính (280 thủ tục) thực hiện qua NSW. Để cán đích mục tiêu này, các Bộ, ngành cầnưu tiên giải quyết những rào cản, vướng mắc, tạo cú hích để đột phá trong cảicách thủ tục hành chính.
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam