Mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

(BKTO) - Năm 2018, ngành kế toán, kiểm toán tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán. Trong bối cảnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao cần được coi là ưu tiên hàng đầu - đây là nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khi chia sẻ với Báo Kiểm toán nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018.



Không nên đặt rào cảnkỹ thuật, hạn chế nguồnnhân lực kế toán, kiểm toán nước ngoài

TS. Lê Đình Thăng - Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán:Kể từ năm 2017, theo Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN thì đây là một trong những lĩnh vực, ngành nghề được di chuyển hoạt động tự do trong Cộng đồng ASEAN.

         

   TS. Lê Đình Thăng - Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
   
Điều này sẽ gia tăng áp lực lên lĩnh vực kế toán, kiểm toán và là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có chứng chỉ theo quy chuẩn quốc tế còn quá mỏng về số lượng.

Trong câu chuyện này, từng có ý kiến bàn luận về việc đưa ra hàng rào kỹ thuật để hạn chế người hành nghề kế toán, kiểm toán nước ngoài vào Việt Nam, nhưng theo tôi là không nên. Bởi nếu đưa ra hàng rào kỹ thuật, sẽ cản trở hội nhập, đi ngược quá trình phát triển.

Việc mở cửa thị trường một mặt sẽ tạo ra áp lực buộc nguồn nhân lực trong nước phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác sẽ giúp thị trường trong nước có thêm điều kiện phát triển khi được tiếp cận, học hỏi từ nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài vào Việt Nam. Điều quan trọng là các DN kế toán, kiểm toán cũng như nhân lực trong lĩnh vực này cần sẵn sàng chuẩn bị cho mọi cuộc cạnh tranh.

Đổi mới nội dungvà phương pháp giảng dạy

TS. Nguyễn Thị Hương Liên - Chủ nhiệm Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội): Chuyên ngành đào tạo kế toán, kiểm toán tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam đã và đang trở thành một trong những chuyên ngành thu hút được đông đảo sinh viên theo học với chất lượng đầu vào khá cao.
         

   TS. Nguyễn Thị Hương Liên - Chủ nhiệm Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
   
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy việc đào tạo kỹ năng chuyên môn còn mang nặng tính lý thuyết và ít thực hành. Có đến 70% người học trả lời chưa thể nắm bắt được công việc ngay mà cần được đào tạo và hướng dẫn lại; 80% cho rằng chương trình đào tạo ngành kế toán còn nặng về lý thuyết, 50% cho rằng khối lượng kiến thức chuyên ngành lĩnh hội được ít…

Trong khi đó, phương pháp thuyết trình truyền thống vẫn được đa số các trường đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở nước ta sử dụng, thay vì các nhóm phương pháp dạy học tích cực.

Để khắc phục hạn chế trên, giảng viên cần cập nhật những kiến thức thực tế, thiết kế bài giảng sinh động; chú ý tính thực hành trong từng phần giảng; vận dụng các bài giảng mang tính trực quan để tác động đến người học…

Tăng cường hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế

TS. Phan Thanh Hải - Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Duy Tân: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng chuẩn quốc tế và khu vực, cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước.

         
   

   TS. Phan Thanh Hải - Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Duy Tân
   
   
Thực tế vừa qua, các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như: Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc, Hội Kế toán Công chứng Australia, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam… đóng vai trò rất lớn trong quá trình hỗ trợ việc xây dựng chiến lược phát triển, đào tạo, huấn luyện, cập nhật kiến thức nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng các cơ sở đào tạo trong nước có quan hệ hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp còn chưa nhiều; kết quả hợp tác chưa có nhiều đột phá…

Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cần tăng cường hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp; tăng cường tổ chức các hoạt động mang tính học thuật thông qua các buổi hội thảo; tổ chức các nhóm nghiên cứu giữa nhà trường và tổ chức nghề nghiệp để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, công tác đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán phải thực sự được cải thiện để đáp ứng được kỳ vọng của DN, giúp DN kế toán, kiểm toán tự tin, vững vàng vươn ra biển lớn.

PHỐ HIẾN (thực hiện)
Theo Báo Kiểm toán số Xuân Mậu Tuất năm 2018
Cùng chuyên mục
Mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu