Nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASOSAI
(BKTO) - Cùng với việc đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, KTNN Việt Nam đã nỗ lực thực hiện vai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết: KTNN Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các hoạt động còn lại theo Chương trình nghị sự mà Đại hội ASOSAI 14 đã đề ra để hoàn thành thắng lợi, toàn diện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 - Ảnh: N.Lộc |
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 - cho biết thông tin trên trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Thưa ông! Những năm qua, hoạt động kiểm toán đã không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm khẳng định vai trò, vị thế của KTNN trong quản lý, giám sát tài chính công, tài sản công. Ông có thể cho biết KTNN đã triển khai những giải pháp nào để góp phần thúc đẩy hoạt động kiểm toán ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả?
Thời gian qua, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, KTNN đã không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới hoạt động kiểm toán nhằm đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc phục vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ nhất, KTNN đã tập trung đổi mới quy trình cũng như hướng dẫn kiểm toán trên cơ sở, nguyên tắc về trọng yếu rủi ro để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán.
Dựa trên kết quả kiểm toán, KTNN đã đưa ra kiến nghị truy thu NSNN, giảm trừ các khoản chi của NSNN, đồng thời xác nhận và kiến nghị những vấn đề bất cập, sai phạm, uốn nắn những sai phạm xảy ra.
Đặc biệt, KTNN đã kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan liên quan hoàn thiện chính sách, tháo gỡ nút thắt, đảm bảo cho các chính sách được đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển của thời đại và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi để hoạt động kinh tế - xã hội phát triển hiệu quả.
Thứ hai, KTNN đã tập trung mở rộng lĩnh vực kiểm toán như: kiểm toán môi trường, kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT), chuyển dần kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính sang kiểm toán hoạt động và chú trọng những vấn đề kiểm toán mới như: kiểm toán BOT, kiểm toán đất đai, kiểm toán khoáng sản…Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo toàn diện hoạt động kiểm toán.
Thứ ba, việc ứng dụng CNTT, công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán thời gian qua được KTNN hết sức chú trọng.
Thứ tư, KTNN đã nâng cao năng lực của kiểm toán viên bằng hình thức đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận tuyển dụng những chuyên gia giỏi, những sinh viên ưu tú để đào tạo lại nhằm xây dựng lực lượng kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, KTNN đã đạt được những thành tựu gì sau 2 năm thực hiện vai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 thưa ông?
Với vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, KTNN đã thực hiện đúng chương trình nghị sự mà Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 đề ra.
Ngay sau khi Tuyên bố Hà Nội được thông qua, KTNN Việt Nam đã chủ động cùng với SAI Trung Quốc (Tổng Thư ký ASOSAI) xây dựng Chương trình hành động của ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 với 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm: kiểm toán các vấn đề mới nổi; ứng phó với biến đổi khí hậu, thách thức ô nhiễm môi trường trên phạm vi khu vực và toàn cầu; cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số; vai trò của SAI đối với thực hiện thành công các chương trình, mục tiêu quốc gia; tăng cường chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực kiểm toán của SAI. |
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, triển khai Tuyên bố Hà Nội, với vai trò Chủ tịch ASOSAI, KTNN Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh: N.Lộc |
Cùng với đó, KTNN đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển giữa ASOSAI với Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Âu (EUROSAI), Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI)…
Thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành Nhóm làm việc kiểu mẫu của INTOSAI và thúc đẩy hợp tác liên khu vực, KTNN Việt Nam trên cương vị Chủ tịch đã đại diện ASOSAI tham dự Đại hội INTOSAI lần thứ 23 tại Cộng hòa Liên bang Nga và Đại hội OLACEFS tại El Salvador.
Ngoài ra, KTNN Việt Nam đã tham dự nhiều diễn đàn, hội thảo khác, tăng cường trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các SAI nhằm nâng cao năng lực của mình cũng như các nước trong cộng đồng ASOSAI.
Để thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, KTNN Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào những hoạt động nào trong thời gian tới, thưa ông?
Năm 2021 là năm cuối của nhiệm kỳ KTNN Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASOSAI và cũng là năm khép lại việc thực hiện Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2016-2021.
Theo đó, bám sát Kế hoạch hoạt động năm 2021, KTNN Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, công nghệ giữa các SAI nhằm nâng cao năng lực cho các SAI thành viên; đặc biệt là nỗ lực thực hiện những kế hoạch còn lại của chương trình nghị sự do Đại hội ASOSAI 14 đề ra.
KTNN sẽ cùng với các SAI phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện Tuyên bố Hà Nội, trọng tâm là triển khai thành công cuộc kiểm toán hợp tác về quản lý và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Đồng thời, KTNN Việt Nam sẽ chủ trì thành công Đại hội ASOSAI lần thứ 15 và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASOSAI cho SAI Thái Lan.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa là KTNN Việt Nam sẽ phối hợp với các SAI trong khu vực và quốc tế để có cách thức thích ứng linh hoạt trong môi trường Covid-19, vừa đảm bảo cho hoạt động kiểm toán diễn ra an toàn, hiệu quả vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội./.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
KTNN Việt Nam đang triển khai cuộc kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công gắn với thực hiện SDG tại 4 Bộ, ngành và 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam thuộc lưu vực sông Mê Công. Theo kế hoạch, trong quý IV/2021, KTNN sẽ chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế để chia sẻ báo cáo kiểm toán và thông lệ tốt về kiểm toán môi trường và mục tiêu phát triển bền vững với sự tham gia của các SAI, giới nghiên cứu và chuyên gia quốc tế. |
NGỌC MAI – NGUYỄN LỘC (ghi)
Tin cùng chuyên mục
-
Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đã chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05
-
Cử tri nơi cư trú đồng ý giới thiệu Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV
-
Xây dựng chiến lược phát triển tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực theo đúng định hướng
-
Triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học
-
Triển khai kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công: Phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm toán
-
Đổi mới toàn diện trong kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công: Khẳng định vai trò, tiếng nói của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế
-
Các đơn vị cam kết tạo mọi thuận lợi cho hoạt động kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Chính thức triển khai kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Các chỉ tiêu của năm 2020 đều vượt so với con số đã báo cáo Quốc hội
Đọc nhiều nhất
-
Kiểm toán Nhà nước sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị
-
220 thí sinh tham dự Kỳ thi Nâng ngạch công chức năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước
-
Sống bất an bên miệng “hà bá”
-
Bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán
-
Quốc hội phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch và 8 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia
-
Quý I/2021: Petrovietnam nộp ngân sách Nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng
-
EVN cung ứng hơn 50 tỷ kWh điện trong Quý I/2021
-
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ
-
Nhiều dấu ấn nổi bật, khẳng định vị thế của Kiểm toán Nhà nước