Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong phương pháp kiểm toán, góp phần tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh kỷ luật tài chính
Thứ Ba, 19/01/2021 13:55:00
(BKTO) - Đây là một trong những nội dung trong Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp thứ 52, tháng 01/2021 vừa được Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ký ban hành.
![]() |
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc báo cáo Kết quả công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của KTNN tại phiên họp của UBTVQH |
Theo đó, UBTVQH đã tiến hành phiên họp thứ 52 từ ngày 11 đến 12/01/2021, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, để cho ý kiến về 01 dự thảo Nghị quyết liên tịch, các báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân tối cao, KTNN và một số nội dung khác; đồng thời thông qua 09 Nghị quyết.
Liên quan đến nội dung về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của KTNN, Thông báo nêu rõ: UBTVQH nhất trí với báo cáo của KTNN và cho rằng, trong nhiệm kỳ 2016-2021, KTNN đã triển khai tích cực, bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp; thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật KTNN.
KTNN có nhiều đổi mới trong phương pháp kiểm toán, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong quản lý tài sản công và tài chính công, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; cung cấp nhiều thông tin để Quốc hội, Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, KTNN đẩy mạnh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện tốt công tác đối ngoại, làm tốt vai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI), thành viên của Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI), góp phần nâng cao vị thế của KTNN Việt Nam.
UBTVQH cũng thống nhất với các hạn chế, tồn tại và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới đã nêu trong báo cáo. UBTVQH đề nghị KTNN tiếp thu ý kiến của UBTVQH và ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, bám sát Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 để hoàn chỉnh báo cáo, trình Quốc hội khóa XIV xem xét tại Kỳ họp thứ 11./.
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
Nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASOSAI
-
Kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công: Khẳng định vai trò, tiếng nói của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế
-
Các đơn vị cam kết tạo mọi thuận lợi cho hoạt động kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Chính thức triển khai kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Các chỉ tiêu của năm 2020 đều vượt so với con số đã báo cáo Quốc hội
-
Triển khai kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Thông báo nhanh kết quả Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV trao 02 căn nhà tình nghĩa tại tỉnh Thanh Hóa
-
Thúc đẩy kiểm toán hợp tác để nâng cao năng lực, vị thế trên trường quốc tế
Đọc nhiều nhất
-
Nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASOSAI
-
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai không điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh
-
Đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc bầu cử đối với đồng bào dân tộc thiểu số
-
Tập huấn Đề cương kiểm toán về quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng và quản lý sử dụng đất tại các dự án đầu tư đô thị
-
Kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công: Khẳng định vai trò, tiếng nói của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế
-
Thủ tướng: Không có tư tưởng cầm chừng, chờ đợi trong lúc giao thời
-
Sớm hoàn thiện dự thảo chính sách đặc thù cho Thừa Thiên-Huế
-
Thường trực Chính phủ họp về dự án chậm tiến độ của ngành Công Thương
-
Các đơn vị cam kết tạo mọi thuận lợi cho hoạt động kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công
-
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ ba Hội đồng Bầu cử quốc gia