Đảm bảo tính khoa học và độ mở của Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên cao cấp
Thứ Ba, 10/11/2020 21:45:00
(BKTO) - Đây là yêu cầu của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên tại cuộc họp Ban Xây dựng chương trình, biên soạn Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên cao cấp (KTVCC) ngày 10/11. Cùng dự có các thành viên trong Ban Soạn thảo Tài liệu.
Quang cảnh cuộc họp |
Khái quát Dự thảo Tài liệu bồi dưỡng ngạch KTVCC, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Lê Minh Nam cho biết, với mục tiêu cập nhật, nâng cao kiến thức và khả năng xử lý các thách thức, tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, đồng thời cung cấp các kỹ năng tương ứng với chức trách của KTVCC, chương trình được thiết kế có độ mở, phù hợp với đối tượng, tính chất công việc của ngạch KTVCC.
Nội dung Tài liệu được xây dựng theo hướng mở, với 10 chuyên đề: Địa vị pháp lý, vai trò, tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm toán tối cao; Hệ thống chính trị và vị trí của KTNN trong mối quan hệ với các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở Việt Nam; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và vận dụng trong hoạt động kiểm toán của KTNN; Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và vai trò của KTNN; Quản lý tài chính công, tài sản công và vai trò của KTNN; Xây dựng và quản trị chiến lược phát triển KTNN; Tổ chức triển khai và ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán; Xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn, kế hoạch công tác và kế hoạch kiểm toán năm; Tổ chức, quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN; Tổ chức và quản lý kiểm toán theo lĩnh vực và loại hình kiểm toán.
Để đảm bảo nội dung cũng như tiến độ xây dựng Tài liệu, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu: Ban Soạn thảo căn cứ Chương trình đào tạo đã được phê duyệt để biên soạn; đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Hiến pháp, các luật liên quan và Luật KTNN; đảm bảo tính logic, khoa học, bám sát thực tiễn và áp dụng được trong thời gian dài, tránh trùng lặp trong nội dung tài liệu giữa các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch KTV. Dung lượng Tài liệu nên mở rộng để học viên tham khảo; kết cấu các chương cần thống nhất, bổ sung mục đích, nội dung, yêu cầu mà KTVCC phải đạt được khi tham gia học ở mỗi chuyên đề...
Bộ phận thường trực Ban Soạn thảo cần nắm bắt tiến độ và đôn đốc công việc, tiếp tục rà soát cả về nội dung, hình thức từng chuyên đề để nhanh chóng hoàn thiện, ban hành Tài liệu phục vụ chương trình giảng dạy đầu tháng 12/2020./.
Tin và ảnh: THÙY LÊ
Tin cùng chuyên mục
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hạt nhân cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới
-
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay đến 100 triệu đồng
-
Chưa phát hiện tiêu cực có tổ chức trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
-
Lực lượng công an xã đóng vai trò quan trọng tại cơ sở, giúp ngăn chặn tội phạm từ sớm
-
Phạt đến 3 triệu đồng nếu đốt phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, các tuyến giao thông chính
-
Quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
-
Đẩy mạnh hợp tác tư pháp Việt Nam - Nhật Bản
-
Thư chúc mừng của Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh gửi Báo Kiểm toán nhân kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (05/7/2012-05/7/2022)
-
Đến năm 2025, 100% các cơ quan báo chí có chuyên trang, chuyên mục về biển và đại dương
Đọc nhiều nhất
-
Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế
-
Ngày 13/8, ghi nhận 1.815 ca Covid-19 mới; 137 F0 phải thở oxy
-
Giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới đạt hơn 12%
-
Cà Mau: FTA tạo động lực phục hồi và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
-
Lan tỏa giá trị tích cực từ Quỹ học bổng Thắp sáng tương lai, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp kiểm toán
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hạt nhân cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Thừa Thiên Huế tiếp đà phục hồi kinh tế - xã hội
-
Luật hoá vấn đề tài chính y tế để ngành y tế yên tâm làm chuyên môn
-
Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Kiểm toán nhà nước
-
Liên Hợp Quốc tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam vì sự phát triển bền vững