Các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải đề xuất được giải pháp cụ thể và đi sâu vào tổ chức thực hiện kiểm toán

(BKTO) - Đây là yêu cầu của GS,TS. Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - đối với các Ban Đề tài tại cuộc họp thẩm định đề cương, thuyết minh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2021 (Tổ 3) diễn ra vào ngày 27/11, tại Hà Nội. Cùng dự họp có các thành viên trong Tổ thẩm định.



                
   

Tổ thẩm định nghe Ban Đề tài thuyết minh nội dungnghiên cứu

   

Tại cuộc họp, Tổ thẩm định đã nghe các Ban Đề tài thuyết minh sơ bộ nội dung nghiên cứu các đề tài trong năm 2021, bao gồm: Xây dựng quy định hướng dẫn về việc kiểm tra, đối chiếu thuế đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong hoạt động kiểm toán của KTNN (KTNN chuyên ngành Ib); Xây dựng các tiêu chí đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong kiểm toán ngân sách địa phương của KTNN (KTNN khu vực II); Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trọng yếu, rủi ro khi kiểm toán ngân sách trung ương do KTNN thực hiện và Tổ chức kiểm toán các Quỹ tài chính ngoài ngân sách do KTNN thực hiện (KTNN chuyên ngành II); Đổi mới công tác tổ chức cho ý kiến của KTNN về dự toán ngân sách nhà nước và các giải pháp để nâng cao chất lượng (KTNN chuyên ngành Ib).

Tổ thẩm định đánh giá cao các chủ đề nghiên cứu đã bám sát thực tế hoạt động của KTNN, đồng thời đề nghị các Ban Đề tài cần lưu ý tập trung vào mục tiêu nghiên cứu của từng đề tài, giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu; sản phẩm chính sau khi nghiên cứu là phải đề xuất được các hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm toán.

Trong đó, làm rõ sự cần thiết phải kiểm tra đối chiếu trong hoạt động kiểm toán; cơ sở pháp lý của việc kiểm tra đối chiếu, phương pháp, trình tự, thủ tục, hồ sơ mẫu biểu về kiểm tra đối chiếu trong hoạt động kiểm toán; đánh giá việc tổ chức kiểm toán các Quỹ tài chính ngoài ngân sách do KTNN các chuyên ngành và khu vực thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện. Ban Đề tài cũng cần chỉ rõ cơ sở pháp lý và đánh giá thực trạng về tổ chức, thực hiện việc cho ý kiến dự toán NSNN, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc cho ý kiến, đặc biệt là các kiến nghị liên quan đến điều kiện pháp lý để KTNN cho ý kiến về dự toán NSNN, thẩm quyền tiếp cận thông tin và chuẩn bị nguồn nhân lực, phối hợp giữa các đơn vị trong toàn Ngành.

Đối với các đề tài về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trọng yếu, rủi ro khi kiểm toán các cấp ngân sách, Ban Đề tài cần làm rõ trọng yếu rủi ro trong quản lý điều hành ngân sách trung ương/địa phương và trọng yếu rủi ro trong kiểm toán ngân sách; cụ thể hóa nội dung bộ tiêu chí và phải gắn với 3 loại hình kiểm toán; sản phẩm nghiên cứu phải đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán cụ thể đối với từng lĩnh vực./.

Tin và ảnh: THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải đề xuất được giải pháp cụ thể và đi sâu vào tổ chức thực hiện kiểm toán