Thực hiện 3 “công” trong thu hút vốn FDI

(BKTO) - Doanh nghiệp FDI chiếm vị trí áp đảo về đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với tỷ trọng lên tới 60 - 70% từ năm 2003 đến 2015. Giai đoạn 2003-2013, phần lớn thuế TNDN do DN FDI đóng góp từ dầu thô với tỷ trọng lên tới trên 90% vào năm 2003 và trên 70% trong những năm còn lại, ngoại trừ năm 2010 và 2013 giảm xuống còn hơn 60%.



Tuy nhiên, từ năm 2014, DN FDI phi dầu thô đã đóng góp trên 40% trong số thuế TNDN của khu vực FDI và chính thức vượt ngưỡng 50% kể từ năm 2015, thậm chí đảo chiều lên trên 70% vào năm 2016 và lên tới 75% vào năm 2019, đẩy tỷ trọng thuế TNDN từ dầu thô xuống chỉ còn chiếm 1/4 số thuế TNDN từ DN FDI. Rõ ràng, DN FDI đang phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phi dầu thô thay vì phụ thuộc vào dầu thô như trước năm 2014.

Đồng thời, DN FDI cũng chiếm vị trí áp đảo trong đóng góp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) kể từ năm 2015 do hàng loạt DNNN lớn phải nộp thuế TTĐB được bán cho nước ngoài. Tỷ trọng DN FDI trong thuế TTĐB tăng vọt lên gần 50% kể từ năm 2016 trong khi tỷ trọng của DNNN tụt xuống trên dưới 30% giai đoạn này. Giai đoạn 2003-2018, tỷ trọng của DN FDI trong thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng sản xuất trong nước gần như không thay đổi và dao động quanh mức 20% do DN FDI chủ yếu tập trung vào xuất khẩu.

Thực tế cho thấy, DN FDI mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 70%) song lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế trong thời gian dài nên đóng góp của DN FDI vào NSNN chưa tương xứng với vị thế của khu vực này. Giai đoạn 2003-2019, chỉ có năm 2016, DN FDI đóng góp cho NSNN với tỷ trọng cao nhất là 14,7% nhưng vẫn đứng vị trí cuối cùng về đóng góp trong tổng thu NSNN so với nhóm DNNN, DN ngoài quốc doanh và DN khác. Ngoài ra, không loại trừ khả năng chuyển giá của các DN FDI có thể làm giảm tỷ trọng đóng góp vào NSNN của khu vực này khi tỷ trọng DN FDI trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hằng năm khoảng 60%.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của DN FDI vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tài chính ngân sách trong hơn 3 thập kỷ qua. Thành công đó là nhờ chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI nhất quán với những ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài về đất đai, lao động, thị trường đi đôi với ưu đãi về thuế, phí và thủ tục hành chính.

Sức hấp dẫn đối với FDI của Việt Nam sẽ còn lớn hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài do tác động của dịch Covid-19 nếu nước ta kiên định chủ trương thu hút vốn FDI và khẳng định khu vực FDI là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đồng thời nỗ lực hơn nữa đảm bảo được ba chữ “công”:

Công phạt - cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn vốn FDI thực sự có hiệu lực và hiệu quả, thu hút được nhà đầu tư chiến lược giúp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, ngăn chặn nhà đầu tư núp bóng, giữ chỗ, tiềm lực kinh tế - tài chính hạn chế hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và thực hiện chuyển giá.

Công bằng - quyền tiếp cận các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, thị trường cũng như các ưu đãi về thuế phí, tiền thuê đất… phải bình đẳng giữa nhà đầu tư FDI với nhà đầu tư trong nước nhằm tuân thủ đúng và đủ quy luật thị trường cũng như các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ ký kết.

Công khai - quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư FDI cần được công khai, minh bạch theo chuẩn mực quốc tế để tránh lạm dụng hay vận dụng tùy tiện, sai biệt từ cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư thông qua hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán và xã hội.

Để 3 chữ “công” thành hiện thực với mức độ ngày càng cao thì KTNN đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và cung cấp bằng chứng cụ thể, chi tiết, đáng tin cậy về quá trình thực hiện, triển khai các ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là dự án có nguồn gốc từ tài sản công, tài chính công trong thu hút vốn FDI. Kết quả kiểm toán của KTNN còn giúp đánh giá hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia, từ đó có cơ sở điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tăng sức cạnh tranh, thu hút và sử dụng vốn FDI, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp, hợp lý của Nhà nước, DN và người lao động, của thị trường và xã hội.

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Thu hút FDI dưới góc nhìn kiểm toán
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Thực tiễn kiểm toán của KTNN khu vực XIII trên địa bàn 4 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuậ̣n những năm qua cho thấy, FDI đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh này. Tuy nhiên, hoạt động thu hút FDI của các địa phương nói chung vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển.
  • Động lực tài chính mới cho Thủ đô
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 45 vào sáng 01/6 và được thảo luận tại Quốc hội ngày 09/6… Khi được thông qua, Dự thảo được kỳ vọng tạo động lực tài chính mới cho phát triển Thủ đô.
  • Phát triển kinh tế ban đêm
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Kinh tế ban đêm (Night Time Economy - NTE) được hiểu là các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, bao gồm: ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm.
  • Phát triển và xuất khẩu dịch vụ - Động lực hậu Covid-19
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1,9 triệu tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam tự hào năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp xuất siêu hàng hóa và cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2020 tiếp tục xuất siêu 1,9 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa có năm nào Việt Nam xuất siêu dịch vụ. Trung bình giai đoạn 2011-2019, mỗi năm cả nước nhập siêu 3 tỷ USD dịch vụ… Ngay cả niềm tự hào ngầm rằng có Mỹ là thị trường xuất khẩu và xuất siêu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, thì Việt Nam cũng luôn nhập siêu dịch vụ từ Mỹ.
  • Doanh nghiệp FDI cần “tam công”
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Thực tế cho thấy, DN FDI mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (hơn 1/5), trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (trên dưới 1/4) và trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 70%) song lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế trong thời gian dài nên đóng góp của DN FDI vào NSNN chưa tương xứng với vị thế của khu vực này trong nền kinh tế (khoảng 15% tổng thu NSNN). Ngoài ra, không loại trừ khả năng chuyển giá của các DN FDI có thể làm giảm tỷ trọng đóng góp vào NSNN của khu vực này khi tỷ trọng DN FDI trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hằng năm khoảng 60%.
Thực hiện 3 “công” trong thu hút vốn FDI