Thông điệp từ tín hiệu thị trường bất động sản ấm dần

(BKTO) - Theo tổng hợp báo cáo từ 56/63 địa phương mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (BĐS) - Bộ Xây dựng, lượng sản phẩm BĐS giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước bằng khoảng 110 - 125% so với quý II/2020. Đặc biệt, giá trị hàng tồn kho BĐS đang giảm dần (theo đó, quý I, II và III tại TP. Hà Nội, lượng hàng BĐS tồn kho giảm lần lượt từ 84,5%, xuống 79,4% và 64,9%; tại TP. HCM, số liệu tương ứng là 82,5%, xuống 27,2% và 24,9%).



Lượng hàng tồn kho BĐS chủ yếu nằm ở phân khúc căn hộ trung, cao cấp, căn hộ du lịch, nhà tái định cư… được đầu tư xây dựng tại các vị trí xa trung tâm, thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Từ tháng 10/2020, các BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đã hoạt động trở lại cùng với các chính sách khuyến mãi để kích cầu du lịch trong nước. Trong quý III/2020, tỷ lệ lấp đầy bình quân được ghi nhận tại các khu công nghiệp của 4 tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam đạt khoảng 84,5% (TP. HCM đạt trên 90%). Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) duy trì ở mức tích cực 78%. Đồng thời, giá thuê của các khu công nghiệp chính tại cả 2 miền đều tăng từ 20 - 30% so với năm trước.

Có nhiều căn cứ để kỳ vọng rằng thị trường BĐS cuối năm 2020 sẽ ấm dần và tăng nhiệt trở lại vào năm 2021…

Trước hết, kỳ vọng này gắn với việc các DN đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện và bối cảnh hiện nay, đồng thời bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và cả hiệu ứng từ các văn bản pháp lý mới có hiệu lực như: khung giá đất mới, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội và các khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp…

Việt Nam là một trong số nước hiếm hoi năm 2019 có kết quả tích cực trong kiểm soát tốt dịch Covid-19, sớm bình thường hóa, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, nền chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng, chi phí cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang hội nhập ngày càng sâu rộng theo tinh thần và trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do mới gần đây, như: CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) và sắp tới là RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực). Hơn nữa, việc Chính phủ chủ trương tiếp tục khuyến khích nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và việc có thể thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương… càng tạo xung lực tích cực cho thị trường. Ngoài ra, sự phục hồi và mở rộng hoạt động kinh tế của DN trong nước cũng là một trong những nguồn cầu chính để phát triển BĐS công nghiệp thời gian tới.

Đồng thời, cùng với niềm tin vào triển vọng vắc-xin chống dịch và khả năng kiểm soát dịch bệnh, sự duy trì lượng nhu cầu du lịch tại chỗ hoặc tới các địa phương lân cận nhằm thay đổi không khí, thư giãn và trải nghiệm, khám phá cũng là động lực thúc đẩy phát triển những khu phức hợp nghỉ dưỡng - giải trí - dịch vụ đồng bộ; các mô hình sản phẩm khách sạn, nghỉ dưỡng nội đô, resort chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng phức hợp với trải nghiệm F&B (ẩm thực), vui chơi giải trí độc đáo…

Hơn nữa, niềm tin vào việc tăng giá của BĐS trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng, đất đai không thể mở rộng… đã, đang và sẽ luôn là xung lực mạnh mẽ, bền bỉ hỗ trợ thị trường BĐS ở mọi quốc gia, kể cả ở nước ta.

Đằng sau sự khởi sắc và ấm trở lại của thị trường BĐS là thông điệp về năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội vĩ mô, kiểm soát dịch bệnh, mở rộng quan hệ, củng cố vị thế quốc tế; là tiềm lực dồi dào của cả nguồn cung lẫn tổng cầu và niềm tin thị trường BĐS. Đây cũng chính là tín hiệu mạnh mẽ về triển vọng sáng sủa phục hồi và bùng nổ tăng trưởng kinh tế đất nước “hậu đại dịch Covid-19”, giúp bổ sung động lực phát triển, cải thiện áp lực về nợ xấu, căng thẳng việc làm và đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới của Việt Nam.

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp ô tô tại Việt Nam mới đạt từ 7 - 10% và giá thành xe lắp ráp sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với Thái Lan hay Indonesia. Suốt 3 năm qua, các DN đã đề xuất chính sách đặc thù để phát triển như miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước, giúp giảm chi phí và cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN hưởng thuế 0%, đồng thời có chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích các DN ô tô tăng nội địa hóa.
  • Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Tại cuộc họp Quốc hội khóa XIV chiều 06/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền… Nhờ đó, giúp tiết kiệm tổng chi phí xã hội được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).
  • Nguyên nhân không đạt mục tiêu cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước mới cổ phần hóa (CPH) được 175 DN với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207.145 tỷ đồng (quy mô vốn nhà nước xác định lại của năm 2016 là 27,328 triệu tỷ đồng, năm 2017 là 161,947 triệu tỷ đồng, năm 2018 là 15,543 triệu tỷ đồng), bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN CPH cả giai đoạn 2011-2015.
  • Phát triển kinh tế thị trường phải vì hạnh phúc của dân
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
  • Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán môi trường -  yêu cầu bức thiết về luật pháp và thực tiễn
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo Phòng Thương mại quốc tế (ICC), kiểm toán môi trường (KTMT) là công cụ quản lý nhằm đưa ra những đánh giá mang tính hệ thống, được ghi chép, mang tính chất thời kỳ và khách quan về việc trang bị, quản lý và tổ chức các vấn đề môi trường có được thực hiện tốt hay không với mục đích bảo vệ môi trường bằng cách làm đơn giản quá trình thực hiện và đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách về môi trường của DN, bao gồm các yêu cầu tuân thủ và các chuẩn mực phải thực hiện.
Thông điệp từ tín hiệu thị trường bất động sản ấm dần