Nhận thức mới về thu hút và quản lý FDI

(BKTO) - Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 20/8/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết).



Đây là nghị quyết quan trọng thể hiện tầm nhìn chiến lược mới, toàn diện, đầy đủ, sâu sắc và đột phá hơn về thể chế nhằm thu hút, quản lý vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với các Nghị quyết của Hội nghị T.Ư 5 (tháng 6/2017) là Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN và Nghị quyết số 12-NQ/TW về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, việc ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW là thể hiện sự kịp thời và tạo khung thể chế vĩ mô đồng bộ cho thu hút và quản lý phát triển các nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI.

Hơn 30 năm thu hút đầu tư FDI - tính từ thời điểm năm 1987 - khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đến nay, khu vực FDI đã phát triển nhanh và có đóng góp đáng kể. Hiện có khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 350 tỷ USD vốn FDI được đăng ký; trong đó hơn 200 tỷ USD nguồn vốn này đã và đang được triển khai thực hiện. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, DN lớn với công nghệ hiện đại đầu tư vào nước ta; quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu NSNN, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những hạn chế và phát sinh những vấn đề mới, cả về thể chế, chính sách, cũng như chất lượng, hiệu quả thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài. Những hạn chế trên do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, cả về nhận thức và thể chế.

Bởi vậy, dư luận đồng tình, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu mà Nghị quyết số 50-NQ/TW nhấn mạnh trong thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài thời gian tới. Theo đó, cần chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Đồng thời, tiếp tục coi khu vực FDI là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong DN; đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư trên cơ sở hoàn thiện và nâng cao năng lực thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy sự năng động, sáng tạo của người dân và DN. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.

Những mục tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết có yêu cầu khá cao, song hoàn toàn mang tính khả thi. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết là đồng bộ và cần thiết, nhằm đạt mục tiêu đề ra nêu trên, với 7 nhóm giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; hoàn thiện các thể chế, chính sách về thu hút đầu tư, bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư, quản lý, giám sát đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư, cũng như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với đầu tư nước ngoài.

Nhận thức mới đòi hỏi cách làm mới, năng lực, hiệu lực và trách nhiệm cao hơn trong thu hút và quản lý FDI, để nguồn lực này tiếp tục phát huy sức lan tỏa và tạo động lực mạnh mẽ, tích cực hơn trong quá trình phát triển đất nước thời gian tới...!

TS. NGUYỄN MINH PHONG -Chuyên gia Kinh tế
Theo Báo Kiêm toán số 37 ra ngày 12-9-2019
Cùng chuyên mục
  • Giải ngân đầu tư công không chậm, nếu…
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký, ban hành Công điện thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, bởi lẽ trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 32,3% kế hoạch Quốc hội giao. Trong đó, 35 Bộ, cơ quan T.Ư và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%; 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch (TP. HCM giải ngân được 26% và Hà Nội cũng chỉ đạt gần 25% kế hoạch).
  • Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ về xử lý nợ xấu; tháo gỡ được phần nào khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và triển khai thành công Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Quyết định 1058).
  • Tác động của chiến tranh thương mại  Mỹ - Trung đến Việt Nam
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phối thương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.
  • Động lực và kỳ vọng mới của du lịch Việt
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Năm 2018, du lịch Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng và là năm thứ 3 liên tiếp, du lịch Việt Nam liên tục thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Cũng năm này, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng Giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Úc năm 2018.
  • Đón dòng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mặc dù tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 10.347,2 triệu USD, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm 2018 và vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018 song Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ nguồn vốn đầu tư của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).
Nhận thức mới về thu hút và quản lý FDI